Phiên họp Toàn thể lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp bàn về kế hoạch kinh tế của Tập Cận Bình trong những năm tới. Cuối cùng thì Đảng cũng phải thực sự thực hiện một số cải cách. Ừ thì đã hô hào suốt 60 năm rồi mà chẳng thấy đâu. Nhưng… lần này thì chắc là có đấy!
Vậy là vào cuối buổi họp, miệng lưỡi của Đảng – Tờ Nhân Dân nhật báo – đã đăng một bài viết dài để cảnh tỉnh đầy đe dọa rằng: Đảng vẫn sẽ điều hành mọi thứ! Bài viết khẳng định chắc nịch rằng những thế lực thù địch trong và ngoài nước đang cố gắng “phá hoại” Trung Quốc bằng cách kêu gọi “cải cách” và “minh bạch”.
Ấy mà đừng có hiểu theo nghĩa đen kẻo lại nhầm đấy nhé!
Thực ra, Đảng cần một kẻ đứng mũi chịu sào cho tất cả vấn đề mà Trung Quốc gặp phải ngày nay… chứ không thì chẳng phải nó sẽ lộ mặt thật là ‘sói đội lốt cừu’ hay sao? Vì vậy nhiều năm qua, Đảng hát mãi không chán bài “Thế lực thù địch phá hoại Trung Quốc”. Đổ vấy tội cho các thế lực nước ngoài là một bài bản không thể thiếu tại Trung Quốc. Hiểu được điều đó, là hiểu được Trung Quốc hiện đại.
Có nghĩa là, – đến – giờ – học – lịch sử !!
Và tôi đang ở đất nước Trung Hoa cổ đại vào thời kỳ 150 năm trước. Wow, thời nhà Thanh quả là nguy hiểm. Nhưng có những kẻ đang xâm chiếm khắp nơi và còn đáng sợ hơn hổ nhiều. Đó là người da trắng!
Người châu Âu đã đến và chia Trung Quốc như chia dưa hấu vậy.
Họ gọi nhà Thanh là một con bệnh ốm yếu tại châu Á. Nhưng nó cũng không phải là lý do cho việc bổ quả dưa Trung Quốc. Những điều đang xảy ra tại đây sẽ ảnh hưởng Trung Quốc tới mãi tận thế kỉ 20. Tôi có thể chứng minh bằng một trích đoạn phim “Nắm đấm giận dữ” của Lý Tiểu Long.
Đoạn phim dựa trên một câu chuyện có thật ở công viên Hoàng Phố tại Thượng Hải. Người Anh đã cấm người Trung Quốc bước vào công viên từ năm 1890 đến 1928. Tổng cộng 38 năm.
Nhưng quan hệ với phương Tây không phải lúc nào cũng tệ đến thế. Vào thế kỉ 17, trước khi xảy ra nạn phân biệt đối xử và chiến tranh thảm khốc, châu Âu hoàn toàn phải lòng Trung Hoa.
Hãy cùng thăm triều đại Louis 14! Vào thời Louis 14, cụm từ ‘Made in China’ là một thương hiệu cao quý. Châu Âu lần đầu tiên ký hiệp ước giao thương với Trung Quốc kể từ thời đế chế La Mã. Và đó là một tình yêu sét đánh. Người Pháp làm nhái đồ gốm Trung Quốc và các tác phẩm nghệ thuật. Những nhà tư tưởng lỗi lạc như Voltaire xem văn hóa và triết học Trung Hoa như một liều thuốc cho những vấn đề nan giải trên khắp châu Âu thời đó.
Cuối thế kỷ 19 là thời điểm khó khăn đối với người Trung Quốc. Người ta bắt đầu tự hỏi rằng liệu Trung Quốc có thể tồn tại hay không? Họ nghi ngờ nền văn hóa của chính mình. Và một số bắt đầu chú ý đến một cuộc cải cách mới ở phương Tây – Chủ nghĩa cộng sản. Đây là điều mà Đảng Cộng sản luôn cố che đậy, rằng chính nó không bắt nguồn từ Trung Quốc.
Người Cộng sản chỉ trích nền văn hóa là cổ hủ và mê tín. Vì thế, trong Cách mạng văn hóa, Mao đã thuyết phục người dân phá bỏ tứ cựu, xóa bỏ hoàn toàn mọi dấu vết của xã hội cũ. Trung Hoa cổ đại là một thứ phế vật.
Và thế là Đảng Cộng sản luôn nhắc người dân nhớ rằng, không có Đảng thì không có nhân dân, rằng Đảng là vĩ đại. Và tất cả các vấn nạn tại Trung Quốc đều là sản phẩm của thế lực thù địch, với những cái gọi là tư tưởng Tây phương, đang chực chờ để bổ quả dưa Trung Quốc nếu đất nước không được Đảng bảo vệ.
Và hãy cùng tiếp tục chủ đề này trong phần sau của Trung Quốc không kiểm duyệt.