Hội Cải Cách Tư Pháp ngày 27 tháng Ba đã tổ chức một cuộc họp báo để tố cáo bạo lực của cảnh sát, lên án việc dùng vũ lực để đàn áp và kêu gọi thêm nhiều nạn nhân hơn nữa đứng ra làm chứng. (PV Trần Bách Châu / quay phim )
[ Phóng viên Ngô Mân Châu / Đài Bắc báo cáo】 Đối với việc chiếm giữ Hành Chính Viện của các học sinh sinh viên nhằm phản đối chống lại hiệp nghị thương mại dịch vụ, cảnh sát đã thực hiện một cuộc vây đuổi đẫm máu khiến nhiều dân chúng bị hại trong ngày 27 đã đứng ra bày tỏ, ngay cả chính phủ không thể hành xử thực hiện công quyền, dựa vào điều gì để khiến người dân tin vào hiệp nghị thương mại dịch vụ? Mà hội cải cách tư pháp nhân dân thì lại chuẩn bị đối phó với phía cảnh sát, viện trưởng Hành Chính Viện Giang Nghi Hoa , và thậm chí tổng thống Mã cũng đề xuất việc quốc gia phải bồi thường, kêu gọi thêm nhiều nạn nhân hơn hãy đứng ra, liên hệ với hội cải cách tư pháp để cung cấp thêm các thông tin có liên quan.
Với mắt trái bị thương sinh viên Trần kể, khi cậu đang ngồi biểu tình an hòa ở phía cổng sau của viện hành chính, vẫn còn đang nói với các sinh viên khác rằng ” Nếu như cảnh sát đánh để buộc chúng ta phải rời đi ,thì không nên kháng cự lại “, nhưng ngay sau khi các cảnh sát chống bạo động đến, họ liền yêu cầu những phương tiện truyền thông rời ngay khỏi hiện trường, “không để cho phương tiện truyền thông ghi lại sự kiện chân thực đang diễn ra tại đây ” , ngay sau đó cảnh sát đã tiến hành trấn áp bạo động, yêu cầu tất cả các sinh viên rời khỏi hiện trường. Sau khi lực lượng cảnh sát chống bạo động tiến vào, anh đã bị hơn 10 cảnh sát chống bạo động ra sức dùng ” chân” , “tay” , “gậy” , “tấm khiên chắn ” vây đánh, thậm chí ngay cả khi họ rời đi, vẫn còn bị cảnh sát kéo anh ngã xuống, cố giẫm đạp thêm vào mắt trái của anh, làm sao họ lại có thể đối xử với người dân của mình như là kẻ thù thế được? Nhà nước sao lại có thể đối xử như thế với những sinh viên trong tay không một tấc sắt nào, họ chỉ ngồi lặng lẽ hòa bình, điều này thực sự khiến người ta thấy buồn .
Anh Trần cũng cho biết khi anh thấy các phương tiện truyền thông báo cáo rằng cảnh sát đã có hành động trấn áp bạo động, anh ta mới đi vào để xem xét hiện trường, thì nhìn thấy cảnh sát ” mắt đỏ hừng hực sát khí “, không giống như đang thuyết phục các sinh viên rời đi. Anh ta trong quá trình bị cảnh sát đuổi rời khỏi hiện trường, còn bị họ tấn công đấm vào huyệt thái dương, khiến tai của anh bị ù , huyệt thái dương vẫn còn đau cho đến bây giờ, cảnh sát thậm chí còn khiến cho chân của anh lơ lửng khỏi mặt đất, nếu hơi khinh suất một tí, phần đầu chẳng may trực tiếp đâm xuống đất, thì “căn bản chính là giết người. ” Anh nhấn mạnh rằng , trên thực tế , cảnh sát , sinh viên, cùng với những người dân đã lên tiếng ủng hộ đều là nạn nhân, chân chính giết hại nhân dân là chính phủ, đồng thời kêu gọi chính phủ đừng tiếp tục trợn mắt nói lời dối trá nữa, hãy nhìn thẳng vào với nhu cầu của người dân.
Anh Lý nói thêm, “cảnh sát thực sự cũng rất đê hèn”, trước tiên yêu cầu những người biểu tình trong ôn hòa tháo kính mắt ra và cất điện thoại di động đi, nhưng đợi cho các phương tiện truyền thông khác rời đi mới biết rằng hóa ra muốn mọi người cất điện thoại đi, là để tránh cho việc thu thập chứng cứ của người dân, vì vậy mà tất cả các bằng chứng đều nằm trong tay cảnh sát. Trong quá trình anh bị cảnh sát lôi đi, còn bị cảnh sát chửi rủa như bão táp, thậm chí ” còn cả một đống người lén giẫm đạp tôi . ” Anh cho rằng đã làm một nhà lãnh đạo đất nước, rốt cuộc đến cả công quyền cũng không thể hành xử được tốt, suy cho cùng dựa vào lý do gì mà muốn chúng tôi tin vào hiệp nghị thương mại dịch vụ ?
Ủy viên Vưu Bá Tường thuộc Ban chấp hành Hội Cải Cách Tư Pháp cho biết: các sự kiện vừa qua như hai hai tám, khủng bố trắng và những bi kịch khác, mặc dù sau đó cảnh sát đã đưa ra báo cáo điều tra chính thức, có số lượng người thương vong, người mất tích , nhưng đó đều là những con số đóng băng, “không có tiếng nói của nạn nhân, chân tướng lịch sử sẽ không hoàn chỉnh, không có chân tướng sẽ khiến cho những sai lầm trong lịch sử không ngừng lặp lại. “
Vưu Bá Tường nhấn mạnh rằng: năm 2008 Trần Vân Lâm đến Đài Loan thì liền phát sinh bạo lực giữa cảnh sát đối với người dân của mình, nhưng tòa án cuối cùng lại phán quyết rằng cảnh sát đã theo pháp luật mà hành xử theo đúng quyền hạn. Như vậy sẽ cho phép cảnh sát tiếp tục thực hiện những hành động bạo lực ấy, mặc dù vậy nhưng ông ” vẫn muốn cung cấp cho tòa án một cơ hội để đưa sự thật lưu lại cho các thế hệ tương lai ” và kêu gọi thêm nhiều nạn nhân đứng ra làm chứng.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên