Nếu bạn nhớ được hầu hết các giấc mơ khi mới thức dậy vào buổi sáng, thì có thể bạn là một “người hồi tưởng giấc mơ tốt” theo như một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Neuropsychopharmacology (Neuropsychopharmacology xuất bản ấn phẩm trực tuyến ngày 19 tháng Hai 2014 số: 10.1038/npp.2014.6)
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Thần kinh Lyon theo dõi hai nhóm người ngủ mơ khác nhau:
Một nhóm gồm 21 người tham gia được coi là “những người hồi tưởng giấc mơ tốt” vì thường xuyên nhớ lại các giấc mơ, còn 20 người khác được coi là “những người hồi tưởng giấc mơ kém” vì hiếm khi nhớ được giấc mơ nào.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về hoạt động của não để giúp hiểu rõ tại sao có sự khác biệt trong sự hồi tưởng giấc mơ khác nhau ở từng người.
Tỉnh dậy giữa đêm và hồi tưởng lại giấc mơ.
Nhà nghiên cứu thuộc Inserm – Perine Ruby tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Thần kinh Lyon đưa ra quan sát sau: “những người hồi tưởng giấc mơ tốt” có số lần tỉnh lại trong khi ngủ cao gấp hai lần so với “những người hồi tưởng giấc mơ kém”.
“Những người hồi tưởng giấc mơ tốt” phản ứng mạnh hơn với kích thích thính giác trong giấc ngủ và sự mất ngủ.
Hoạt động não gia tăng này có thể thúc đẩy việc thức giấc vào ban đêm và do đó có thể tạo điều kiện cho việc ghi nhớ những giấc mơ trong một thời gian ngắn khi thức dậy.
Nhóm nghiên cứu tiến hành đo đạc hoạt động não bộ của tất cả 41 tình nguyện viên thông qua việc sử dụng máy chụp cắt lớp bức xạ Positron.
Những người hồi tưởng giấc mơ tốt cho thấy hoạt động tự phát của não cao hơn trong khi thức và trong giấc ngủ ở vùng giữa vỏ não trước trán (medial prefrontal cortex) và nơi tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (temporo-parietal junction) – vùng não này liên quan tới sự chú ý tới việc định hướng kích thích từ bên ngoài.
“Điều này có thể giải thích lý do mà những người hồi tưởng giấc mơ tốt phản ứng mạnh hơn với kích thích từ môi trường, thức giấc nhiều hơn trong lúc ngủ và từ đó mã hóa các giấc mơ trong bộ nhớ tốt hơn là những người hồi tưởng giấc mơ kém. Thực ra não bộ trong khi ngủ không có khả năng ghi nhớ thông tin mới; nó cần phải thức để làm điều đó,” Perrine Ruby – đồng nghiên cứu của Inserm giải thích.
Nếu bạn “ngủ như một cục đá” thì có thể bạn sẽ có ít ký ức hơn về đặc điểm giống hệt đã diễn ra trong các giấc mơ.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.