Bốn vị luật sư nhân quyền nổi tiếng bị giam giữ hôm thứ sáu ở Hoa Lục vì nỗ lực giải thoát các học viên Pháp Luân Công đang bị cầm tù trong một trung tâm tẩy não.
Các luật sư Giang Thiên Dũng (Jiang Tianyong), Đường Cát Điền (Tang Jitian), Vương Thành (Wang Cheng), và Trương Tuấn Kiệt (Zhang Junjie) bị các cơ quan an ninh bắt giữ sau khi bị theo dõi ở khách sạn và bây giờ đang bị quản thúc tại Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang. Nhiều người thân của các học viên Pháp Luân Công cũng bị giam giữ cùng với các luật sư này.
Có hai vị luật sư, Giang Thiên Dũng và Đường Cát Điền, đã bị giam giữ hành chính (không án phạt) trong 15 ngày vì tội “lợi dụng hoạt động tôn giáo gây nguy hiểm cho xã hội.” Và vẫn chưa rõ hiện họ đang ở đâu.
Sau vụ bức hại Pháp Luân Công bắt đầu kể từ năm 1999, giới chức Trung Quốc đã tấn công môn tu luyện tinh thần này bằng nhiều cách dán nhãn với các tên gọi tiêu cực để khơi dậy lòng thù hận. Xuyên suốt những năm 1990 môn tu luyện này đã trở nên cực kỳ phổ biến, với hơn 70 triệu học viên bằng những bài tập nhẹ nhàng và các nguyên lý đạo đức Chân – Thiện – Nhẫn.
Bốn vị này bị 10 nhân viên an ninh đưa đi một ngày trước khi họ định khởi kiện Viện kiểm sát Kiến Tam Giang về hành động bắt giữ phi pháp các học viên ở trại tẩy não Thanh Long Sơn, một hắc lao (nhà ngục đen), vốn được biết với cái tên Cục Cải tạo Đất đai Hắc Long Giang. Đây là lần thứ ba các luật sư và gia đình của học viên đến trung tâm tẩy não, cố gắng giải thoát các học viên. Các cơ sở này hoạt động ngoài vòng pháp luật và không hề được giám sát, nằm ở phía sau trụ sở Công An ở địa phương.
Đáp lại vụ bắt giữ này, hơn 100 luật sư nhân quyền và hàng trăm công dân quan tâm tới vụ việc cùng đưa ra một tuyên bố lên án việc giam giữ, vốn đang được lan truyền trên mạng internet.
Luật sư nhân quyền bào chữa cho các trường hợp Pháp Luân Công đang bị nhắm tới với cùng một cách thức mà các thân chủ của họ đã gặp phải, theo như luật sư Lí Phương Bình. “Đây là một sự thăng tiến mới và thách thức mới,” ông nói, theo như một bài đăng trên Blog bởi Joshua Rosenzweig, một nhà nghiên cứu về nhân quyền ở Hong Kong. Ông Lí nói rằng nhiều luật sư đã lên đường đi tới Giai Mộc Tư để điều đình với giới chức an ninh ở đó.
Đây không phải là lần đầu mà các luật sư nhân quyền cố gắng giải thoát các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong trại tẩy não. Năm ngoái một nhóm luật sư, bao gồm cả Giang và Đường, bị đánh đập ở Trung tâm giáo dục pháp lý tỉnh Tứ Xuyên và bị giam giữ qua đêm.
“Chúng tôi vừa mới tới Trung tâm giáo dục pháp lý và không ngờ họ hung hăng và bạo lực tới như vậy. Họ nhào tới đánh chúng tôi. Sau đó đưa chúng tôi vào đồn cảnh sát – có nhiều cảnh sát mặc thường phục và cán bộ an ninh nội địa ở đó. Họ lúc nào cũng cực kì hung hãn như vậy,” Giang nói với Đại Kỷ Nguyên trong một lần phỏng vấn.
Giang Thiên Dũng, một người theo Cơ Đốc Giáo, chuyên thụ lý các trường hợp bức hại tôn giáo, đã bị bắt giữ, cấm đi lại và bị cấm hành nghề luật sư ở Trung Quốc. Ông đã làm chứng trong phiên điều trần của Ủy Ban Nhân Quyền Hạ Viện Hoa Kỳ năm 2009 về “mức độ sách nhiễu, đàn áp và bức hại bởi vì chúng tôi làm việc với tư cách tư vấn bào chữa cho các trường hợp tự do tôn giáo.”
Đường Cát Điền cũng bị giam giữ và tước bằng hành nghề khi bảo vệ cho các học viên Pháp Luân Công, nạn nhân của sữa nhiễm Melamine và nhiều trường hợp nhân quyền khác. Năm 2011, ông bị bắt và tra tấn, sau đó bị quản thúc tại gia.
Vương Thành đóng góp công lớn trong việc xúc tiến một chiến dịch thu thập chữ ký trực tuyến kêu gọi Bắc Kinh thi hành Giao ước Quốc tế Liên Hiệp Quốc về Quyền chính trị và Công dân. Ông cũng bị bắt giữ vì các hoạt động của mình.
Trương Tuấn Kiệt ở Sơn Đông đã làm việc với Giang Thiên Dũng trong vụ án của nhà hoạt động Tiết Minh Khải, người có cha đã mất trong tình huống rất đáng ngờ.
“Hệ thống trần trụi này là sự lạm dụng nghiêm trọng quyền lực và vi phạm pháp luật – một thảm họa pháp trị chà đạp nhân quyền,” những tác giả của bản tuyên bố chung lên tiếng cáo buộc.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên
Bài liên quan: