Tinh Hoa

Ở TQ : Thu Hoạch Nội Tạng là Một Chính Sách của Nhà Nước

Buôn bán nội tạng là một trong những vấn đề quan trọng mà các cơ quan chính phủ và tổ chức nhân quyền đang chống lại trên quy mô toàn cầu, do là các mạng lưới tội phạm quốc tế, chúng thu lợi từ việc bán nội tạng của con người. Một trong những bi kịch của y học hiện đại là việc cấy ghép nội tạng tự nguyện và mổ cắp nội tạng đang tăng nhanh vì khoa học đã tìm ra cách kéo dài tuổi thọ con người. Việc lấy đi những nội tạng thiết yếu nhằm phục vụ cho việc cấy ghép, và đôi khi là mục đích nghiên cứu, mà không có sự đồng thuận từ người hiến tặng, thường được tiến hành dưới sự giúp đỡ của các nhân viên y tế.

 


Thực tế này còn trở nên tàn khốc hơn khi các hành vi tội ác và phi nhân tính này được thực hiện với sự đồng ý, thậm chí là được tạo điều kiện, từ phía chính phủ. Đây là sự việc đang diễn ra tại Trung Quốc, mổ cắp nội tạng từ những tù nhân là một chính sách của chính phủ, được tiến hành tại các bệnh viên công.

Vào ngày 12 tháng Mười hai 2013, trong một phiên họp toàn thể, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một Nghị quyết về việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc, đặc biệt là sự vi phạm liên quan đến cấy ghép nội tạng, gần đây đã được đưa ra ánh sáng. Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu về tử hình tù nhân. Có vẻ như chính phủ Trung Quốc đã biến những vụ hành quyết này thành dịch vụ kinh doanh có giá trị hàng triệu đô la.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc , Gao Qiang, thừa nhận năm 2005 rằng hầu như tất cả các nội tạng đến từ các tử tù , tuy nhiên số lượng các vụ hành quyết ở Trung Quốc là một bí mật quốc gia. Trung Quốc không cung cấp số liệu thống kê chắc chắn về vấn đề này mặc dù các quốc tế đang yêu cầu cung cấp thông tin. Theo yêu cầu từ Tuyên bố Istanbul – một tuyên bố đã soạn thảo những quy trình nghiêm ngặt và tôn chỉ đạo đức trong việc hiến tạng – phải có sự đồng thuận từ phía người hiến tạng trước bất kỳ ca cấy ghép hoặc những hoạt động tương tự, và tù nhân không thể là người hiến nội tạng. Mặc dù các quan chức chính phủ Trung Quốc khẳng định rằng họ sẽ thực thi tôn chỉ này, sự thực là Trung Quốc đang đi theo hướng hoàn toàn trái ngược. Các bản báo cáo từ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế cho thấy rằng các bác sĩ quân đội Trung Quốc có liên quan đến việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân và những người bị giam cầm trong các trại lao động, đặc biệt là các tù nhân lương tâm.

Hiện nay, Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ về số ca cấy ghép nội tạng mỗi năm, với 600 trung tâm cấy ghép trên toàn quốc. Trung Quốc trở thành một địa điểm du lịch cấy ghép tạng, thu hút những người muốn nhận nội tạng, đi từ các nước láng giềng đến Trung Quốc, với mong muốn tìm được “người hiến tạng” phù hợp. You Mei-nu, một nhà lập pháp Đảng Tiến bộ Dân chủ Đài Loan (DPP) gần đây nói rằng: “Đài Loan là một quốc gia được quản lý bởi những nguyên tắc nhân đạo và người Đài Loan được chính phủ bảo đảm quyền sức khỏe không nên xây dựng hạnh phúc cho riêng mình dựa trên sự thống khổ và nỗi đau của người khác” và thừa nhận rằng Trung Quốc là điểm đến chủ yếu của những người Đài Loan muốn được cấy ghép nội tạng.

Nạn nhân chính của việc mổ cắp nội tang là các học viên Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là một phong trào tu dưỡng tinh thần lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc năm 1991 và nhanh chóng lan rộng trên toàn quốc. Chính phủ Trung Quốc xem phong trào này là một mối đe dọa và khởi xướng một cuộc đàn áp những người tham gia vào năm 1999 với mục tiêu xóa sổ phong trào này. Phần lớn những người tham gia bị bắt vào những trại lao động và chịu những hình phạt nặng nề nhất.

 

MEP Niccolò Rinaldi là thành viên của Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu

Theo Nghị quyết được đệ trình trước Hạ viện Hoa Kỳ, có sự gia tăng đáng kể số lượng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc sau năm 1999, liên quan đến sự tăng cường đàn áp cộng đồng Pháp Luân Công. Theo Nghị quyết, các tù nhân Pháp Luân Công là những người duy nhất được kiểm tra y tế thường xuyên, tập trung vào những nội tạng thiết yếu như là tim, gan; trong khi đó các bác sĩ thừa nhận đã sử dụng nội tạng của những học viên Pháp Luân Công. Khoảng hai phần ba số tù nhân trong các trại lao động của Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công. Nghị quyết cũng mô tả rằng nhiều nạn nhân vẫn còn sống khi bị lấy nội tạng .

Điều quan trọng là Nghị viên Châu Âu và Cục quản lý đối ngoại Châu Âu bắt đầu xem xét vấn đề này sau khi thông qua Nghị quyết. Cả hai đều phải kêu gọi chính phủ Trung Quốc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế và minh bạch hóa các thủ tục cấy ghép. Đây là một vấn đề nhân quyền cơ bản, mà nếu báo cáo được chứng minh là chính xác, thì có thể xem đây là hành vi diệt chủng. Cộng đồng quốc tế cần phải can thiệp trước khi tình hình leo thang.

MEP Niccolò Rinaldi

theo vietdaikynguyen