Sau cuộc diễu hành có khoảng 6000 người tham gia cuộc mít tinh bên ngoài văn phòng Trưởng Quan Hành Chính Hồng Kông vào ngày 23 tháng Hai 2014. Có rất nhiều người nổi tiếng đã phát biểu trên bục. (Đại Kỷ Nguyên)
Gần đây người dẫn chương trình đài phát thanh đã bị sa thải Li Wei-ling, và Albert Cheng, người cũng bị sa thải bởi đài CRHK 10 năm trước do cách làm việc quá thẳng thắn của mình, cũng lên phát biểu trên bục để phản kháng lại chính sách kìm hãm của chính phủ Hồng Kông vào ngày 23 tháng Hai 2014. (Đại Kỷ Nguyên)
Buổi tập trung trước cuộc diễu hành tại Vườn Hoa Charter vào ngày 23 tháng Hai 2014. (Đại Kỷ Nguyên)
Có khoảng 150 nhân viên của kênh truyền thông Đại Kỷ Nguyên đã giơ cao các biểu ngữ, trên đó ghi rằng “Đại Kỷ Nguyên bảo vệ tự do, gìn giữ Hồng Kông,” “Sự thật là ngọn đèn chỉ đường” v.v… vào ngày 23 tháng Hai 2014. (Đại Kỷ Nguyên)
Sau buổi mít tinh, người dân buộc các dải ruy băng màu xanh lam ám chỉ tự do ngôn luận lên các hàng rào bên ngoài Văn Phòng Trưởng Quan Hành Chính Hồng Kông để bày tỏ yêu cầu của họ lên tiếng . (Đại Kỷ Nguyên)
HONG KONG- hàng ngàn người biểu tình tham gia cuộc diễu hành “Tự do ngôn luận, tự do cho Hong Kong” được tổ chức bởi Hiệp Hội Nhà Báo Hong Kong (HKJA) nhằm thách thức lại sự kiểm soát chưa từng có đối với tự do báo chí ở Hong Kong
Khoảng 6000 nghìn người đã tham gia cuộc diễu hành và biểu tình bên ngoài Văn Phòng Trưởng Đặc Khu Hong Kong (Chief Executive Office) vào ngày 23 tháng Hai. Các nhà báo nổi tiếng đã phát biểu về tầm quan trọng tự do báo chí ở Hong Kong, vốn đang ngày càng bị xâm phạm bởi ĐCSTQ ở Trung Quốc đại lục.
Một số phóng viên cho biết họ đã nhận được các cuộc điện thoại từ chính phủ Hong Kong, ông chủ tập đoàn tài chính, và văn phòng liên lạc của Trung Quốc đại lục tại Hong Kong, nhằm gây áp lực lên các phương tiện truyền thông để đưa tin theo những gì họ muốn.
Bài phát biểu của Li Wei-ling
Nguyên là người dẫn chương trình đài phát thanh Li Wei-ling, người đã bị sa thải khỏi Đài phát thanh thương mại Hong Kong mới đây mà không có cảnh báo trước đó, nói rằng cuộc biểu tình này chưa phải là hồi kết, mà là sự khởi đầu.
“Nhiều người có mặt ở đây hôm nay, nhưng chúng ta chỉ đại diện cho một nhóm người đầu tiên đã thức tỉnh,” Li nói. “Trên thực tế rất nhiều người Hong Kong vẫn chưa thức giấc”
Những người biểu tình buộc dải ruy băng màu xanh đại diện cho tự do ngôn luận trên hàng rào bên ngoài văn phòng của trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh nhằm bày tỏ yêu cầu của mình. Li cho biết cô hy vọng những dải ruy băng màu xanh có thể nở rộ khắp mọi nơi, để thức tỉnh nhiều người hơn nữa đứng lên cho tự do.
“Nếu chúng ta giữ im lặng, chúng ta sẽ bị buộc phải im lặng,” Li phát biểu. “Do đó tôi hy vọng mọi người có thể sát cánh cùng tôi trong trận chiến này.”
Nhà báo lâu năm Ching Cheong, một đại diện của tổ thức mới được thành lập Hiệp Hôi Các Nhà Bình Luận Độc Lập, lên tiếng phản đối sự sa thải Li và thay thế chức tổng biên tập tờ Minh Báo hoàn toàn là những quyết định mang tính thương mại.
“Nếu đó là những thay đổi nhân sự thông thường, thì tại sao chỉ liên quan đến những nhà báo thẳng thắn?” Ching đặt ra câu hỏi.
Một người khác từng dẫn chương trình Đài phát thanh thương mại Hong Kong cũng đã bị cách chức, Albert Cheng Jing-han, đứng trên bục cùng Li.
Trước đó Li cho biết trong một cuộc họp báo rằng cô bị sa thải là do áp lực từ trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh. Sau đó nhiều nhóm ủng hộ ĐCSTQ yêu cầu cô đưa ra bằng chứng.
Cheng cho biết tại cuộc biểu tình hôm chủ nhật: “Tôi chính là bằng chứng, Tôi là nhân chứng. Cuối tháng 12, 70 nghìn người đã tập trung tại Văn Phòng Trung Ương, và sau đó chúng tôi tải lên youtube các băng ghi âm, và có hơn một trăm ngàn lượt xem.”
“Tôi đã không đưa tin một cách kín đáo, đó chính là băng ghi âm cuộc họp ban giám đốc Đài phát thanh truyền hình kỹ thuật số Hong Kong . Băng ghi âm xác nhận rõ ràng rằng văn phòng liên lạc không ưa Li Wei-ling. Đó không phải bằng chứng sao?” Cheng phát biểu
Yick Siu-ling, một nạn nhân của cuộc khủng hoảng con tin ở Philippine năm 2010, lên sân khấu để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Li, Yick cảm ơn Li vì đã đưa tin về các khó khăn mà những người sống sót trong cuộc khủng hoảng phải đối mặt, và nói rằng vì Li đã nâng cao nhận thức về vấn đề này, nên chính phủ phải theo dõi cuộc khủng hoảng con tin do áp lực.
Yick tin rằng một khi tự do báo chí không còn những nạn nhân sẽ không có kênh truyền thông để khắc phục những bất công.
Tự do báo chí là giá trị cốt lõi
Nhiều người khác cũng lên phát biểu thảo luận về tự do báo chí như là một giá trị cơ bản của Hong Kong. Nick Kwok Hing-fai, một thành viên của Nhóm quan tâm đến nhân viên Minh Báo (Ming Pao Staff Concern Group), đưa con gái 2 tuổi lên sân khấu suốt cuộc biểu tình, và nói rằng ông đến đây vì tự do của thế hệ tương lai.
Ng Pui-ying, nguyên giám đốc khu vực của Value Partners Consulting ( tạm dịch : Công ty tư vấn quản lý), được yêu cầu từ chức sau khi chỉ trích chính phủ từ chối cấp giấy phép truyền hình cho Hong Kong Television Network. Khi Ng có mặt ở cuộc biểu tình, cô đã nhận được những tràng pháo tay chào đón nhiệt liệt.
Ng cho biết nhiều khách hàng đã nói với cô rằng họ đã nhận được lệnh rút quảng cáo khỏi một số phương tiện truyền thông.
“Có những áp lực hoặc tác động từ các cấp quản lý dẫn đến sự thu hồi lại các quảng cáo, hoặc cố tình không đăng quảng cáo trên những tờ báo nhất định nhằm ngăn chặn chúng. Tôi cảm thấy chuyện này thật tồi tệ.” Ng phát biểu
“Nếu cứ theo đà này, tôi rất lo lắng về việc thế hệ mai sau ở Hong kong có thể tiếp tục được nhìn thấy những giá trị về đời sống ở Hong Kong hay không”
Cuộc biểu tình kết thúc bằng một bài phát biểu của chủ tịch HKJA Cham Yee-lan, cô nói rằng cô hy vọng mọi người có thể tiếp tục bảo vệ tự do báo chí như một giá trị cốt lõi ở hong kong
“Tôi đã làm việc trong lĩnh vực này được ba mươi năm, và tôi chưa từng thấy tình tình hình tồi tệ như hiên nay,” Cham phát biểu. “Tôi vô cùng tức giận trong năm nay, và năm nay là năm đầu tiên tôi khóc cho báo chí và cho đồng nghiệp của tôi, những nhà báo bị đàn áp.”
“Thông thường chúng tôi có hơn ba triệu bản sao của các tờ báo được xuất bản hàng ngày, nhưng sự thật là những tiếng nói khác nhau đã dần trở nên đơn điệu,” Cham nói. “Đằng sau những quang cảnh phồn thịnh, một chiến dịch thầm lặng đang được tiến hành.”
Cham nói cô đã rời khỏi vị trí biên tập nhượng quyền (Assignment Editor) vì sư ngăn cấm những báo cáo về thảm sát Thiên An Môn năm 1990.
“Trên thực tế tất cả các phóng viên và quản lý bậc trung phải thường xuyên đối mặt với các trường hợp như vậy,” Cô nói. “Một vài người chịu đựng bằng cách im lặng, và một số người thì không thể chịu đựng và từ bỏ công việc.”
Đại Kỷ Nguyên bị kiểm duyệt
Có đến 150 nhân viên Đại Kỷ Nguyên tham gia diễu hành, cầm biểu ngữ với các thông điệp “Đại Kỷ Nguyên bảo vệ cho Hong Kong” và “sự thật là ánh sáng dẫn lối” .Tuy nhiên, sự hiện diện của họ đã bị các phương tiện truyền thông tham gia đưa tin về cuộc biểu tình lọc đưa tin.
Đại Kỷ Nguyên luôn luôn là tờ báo bị đàn áp mạnh nhất tại Hong Kong. Tờ báo luôn đi đầu trong báo cáo sự thật về ĐCSTQ, bảo vệ các giá trị cốt lõi của Hong kong, và duy trì sự thật, công lý, lương tâm là những nguyên tắc làm báo của Đại Kỷ Nguyên
Nhiều người ở cuộc biểu tình đã lấy những tờ báo Đai Kỷ Nguyên cũng như tờ rơi với thông điệp yêu cầu Lương Chấn Anh từ chức.
Chan, một sinh viên tham gia suộc biểu tình, bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Đại Kỷ Nguyên.
“Hầu hết các tờ báo Hong kong, như Minh Báo, đã bị ĐCSTQ kiểm soát”, Chan nói. “nếu người Hong kong tiếp tục đứng bên lề và vẫn còn thờ ơ chính trị, thì tôi nghĩ rằng Hong kong đang trên con đường dẫn đến hủy hoại rồi”
“Tôi hy vong Đại Kỷ Nguyên có thể tiếp tục phát triển bất chấp mọi khó khăn,” Chan nói thêm. “Tôi không muốn nhìn thấy “Tôi yêu Trung Quốc Đại Lục” và “ Tôi yêu ĐCSTQ” trên các phương tiện truyền thông khi đọc các tờ báo trong tương lai.”
Sinh viên đại học Tong nói rằng Hong Kong đã đánh mất bản sắc của mình từ khi rơi vào tay Trung Quốc năm 1997.
“Nếu không có tính xác thực, những lời nói yêu nước đơn lẻ sẽ chỉ khiến toàn xã hội và ngay cả tinh thần đều bị ĐCSTQ kiểm soát. Đó là lý do tôi nghĩ chúng ta cần phải đứng lên để cho thấy sự ủng hộ của bản thân,’ Tong nói. “Đây là thời đểm thích hợp cho Đại Kỷ Nguyên đứng lên, đó là một sự khích lệ với chúng tôi.”
Du khách từ Trung Quốc đại lục đã giơ ngón tay cái biểu lộ sự khâm phục với Đại Kỷ Nguyên. Giáo sư Joseph Cheng Yu-shek cũng rất vui khi nhìn thấy Đại Kỷ nguyên trong đoàn diễu hành, ông biết ơn Đại Kỷ Nguyên vì đã bảo vệ quyền tự do báo chí và ngôn luận của Hong Kong.
Đại Kỷ Nguyên không được phép phát biểu ở cuộc biểu tình. Tất cả kênh truyền hình ở Hong Kong đã cố tình lọc bỏ những tin tức về cuộc khủng bố môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, vốn được báo cáo rộng rãi trên Đại Kỷ Nguyên.
Nhiều phương tiện truyền thông tại cuộc biểu tình không muốn hiển thi biểu ngữ của Đại kỷ Nguyên trên chương trình phát sóng trực tiếp của họ, vì vậy họ cho các nhân viên che những tấm biểu ngữ. Một số thanh niên tại hiện trường đặt câu hỏi tại sao họ lại cố giữ im lặng về Đại Kỷ nguyên tại một cuộc biểu tình với chủ đề “Tự do ngôn luận, Tự do cho Hong Kong.”
Người Hong Kong bày tỏ lo ngại rằng các phương tiện truyền thông cố tình lọc bỏ Đại kỷ nguyên trong bản tin của họ. Mặc dù nhiều nhà báo đã phát biểu về sự đàn áp và kiểm duyệt, tất cả họ đều tránh đề cập đến sự thật là họ nhận được chỉ thị lọc bỏ tin tức về Pháp Luân Công và Đại Kỷ Nguyên.
Nhiều nhà tài phiệt truyền thông đã nhận thấy ĐCSTQ e ngại Đại Kỷ Nguyên, bởi chỉ có Đại Kỷ Nguyên là không sợ ĐCSTQ.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên