Nghe thật tuyệt phải không? Ít ô nhiễm hơn. Người tiêu dùng có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Nạn đầu cơ bất động sản đang hoành hành kết thúc êm thắm cùng với phát triển quốc nội tăng nhanh.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại phiên họp mở rộng trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị Hội đồng Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh ngày 03 tháng 03. (WANG ZHAO/AFP/Getty Images)
Chỉ có một vấn đề: các mục tiêu đề ra bởi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong bài diễn văn hôm thứ Tư trước Quốc Vụ Viện lại không thể đạt được, bởi vì những mục tiêu này đi ngược lại các quy luật kinh tế và bản chất con người.
Dĩ nhiên, các vấn đề trong kế hoạch tham vọng của Lý Khắc Cường đều có liên hệ nội tại và các giải pháp lại rất mâu thuẫn với nhau. Điểm chung duy nhất là một nền kinh tế khổng lồ kém sức cạnh tranh làm cản trở năng suất và sáng tạo.
Sức Tiêu Thụ
Bắt đầu với sức cầu của thị trường. Các lãnh đạo Trung Quốc luôn nói về việc tăng cường tiêu dùng, trong khi thị phần tiêu dùng trong tổng sản phẩm quốc nội sụt giảm từ 47% năm 1990 xuống còn 34% năm 2011. Nếu mọi thứ đều diễn ra theo bản kế hoạch, thì thị phần tiêu dùng sẽ trên mức 60% trước năm 2030.
Nhưng nếu muốn người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, thì họ phải làm ra nhiều tiền hơn. Lương có tăng trong mấy năm gần đây, nhưng không phản ánh giá trị thực chất từ thị trường lao động Trung Quốc. Hầu hết các giá trị thặng dư được tạo ra đã chảy vào túi các quan chức tham nhũng và giới chính trị.
Nếu lương tăng lên mới mức kích thích tiêu dùng đồng loạt, thì Trung Quốc lại sẽ gặp vấn đề về tăng trưởng. Các công ty ở Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh rất kém trên trường quốc tế, vì thiếu cải tiến và kỹ năng sáng tạo để cải thiện năng suất thực sự.
Trị giá đồng tiền, đất đai, nhân công, và chi phí vay vốn rẻ mạt là nền tảng cho sự tăng trưởng ồ ạt của Trung quốc trong 3 thập niên gần đây. Nhưng không phải là tất cả vẫn còn rẻ như trước, hơn nữa những yếu tố này không thể kích thích nền kinh tế chất xám phát triển.
Lương tăng đột ngột thì sẽ làm giới chủ trong khu vực tư nhân phá sản trước khi thu nhập tăng kích thích tổng cầu thị trường. Điều chắc chắn là những người không có việc, thì không dám chi tiêu nhiều.
Vấn đề thứ hai với tiêu dùng là người Hoa bị ép buộc phải giành ra một khoản rất lớn từ thu nhập để tiết kiệm, vì không có hệ thống an sinh xã hội. Đây không phải là một chủ đề được ưa chuộng lắm ở Bắc Kinh, thành ra không được nhắc tới trong diễn văn của Lý Khắc Cường.
Sự Hủy Diệt Tự Nhiên
Bây giờ nói về 3.8 % của GDP bị mất đi khi hủy hoại môi sinh không thể cứu vãn mà Trung Quốc tự ước tính vào năm 2009, trước khi lặng lẽ ém nhẹm đi và cho ngừng việc báo cáo.
Vì nhiều công ty ngoại quốc biết rất rõ, bạn phải chi trả một chi phí tương đối đắt đỏ cho nền kinh tế sạch hơn. Về lâu dài, lợi ích bù đắp cho chi phí, nhưng trong ngắn hạn thì khoản chi phí này rất lớn.
Tương tự, các công ty Trung Quốc không có cách nào đáp ứng nổi chi phí cho một nền kinh tế tương đối ít ô nhiễm, bởi vì họ có lối làm việc kém hiệu quả, không có lợi nhuận cao, và đang mắc một món nợ trị giá gấp rưỡi GDP.
Để nắm một cách tổng quan sự kém hiệu quả mà bộ máy kinh tế Trung Quốc đang vận hành, chúng ta có thể nhìn thoáng vào mức tiêu thụ hàng hóa.
Năm 2010, Trung Quốc có tổng sản phẩm quốc nội chiếm tới 9.1 % GDP của nền kinh tế toàn cầu (ngày nay là 13%). Tuy vậy, nền kinh tế này sử dụng tới 37.4% lượng đồng, 42.1% nhôm, 57% bê tông, và 42.4% lượng thép của toàn thế giới, theo Bank of America.
Nghĩa là tất cả các quốc gia khác vận hành ít tốn kém hơn, thì Trung Quốc phải trả một cái giá rất cao để phát triển tương đương nếu có thể.
Tăng Trưởng và Tín Dụng
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, quên đi việc giảm thiểu đầu cơ bất động sản mà không tạo ra tác động tiêu cực lên cỗ máy tín dụng của nền kinh tế.
Sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc luôn luôn dính dáng tới việc in tiền và tạo thanh khoản. Nhưng khi tăng trưởng bắt đầu chững lại vào năm 2008, những nhà hoạch định chính sách ở trung ương đã ồ ạt tạo ra một lượng thanh khoản tín dụng chưa từng có bằng việc mở rộng cả hệ thống ngân hàng với số tiền mặt 15.4 ngàn tỉ Mỹ kim, tương đương với 140% GDP. Nếu đem so sánh, tổng mức tín dụng ngân hàng ở Hoa Kỳ chỉ vỏn vẹn có 2.1 ngàn tỉ Mỹ Kim, tức là thấp hơn mức 100% GDP.
Thông thường, bất động sản là một loại tài sản được ưa chuộng để cầm cố cho vay nhằm mở rộng thanh khoản, điều này làm đội giá lên rất cao. Bởi vì mô hình này khá hiệu quả – những dự án phát triển mới bằng với tăng trưởng GDP – mô hình này sớm tạo ra một xu hướng là không ai có ý định sử dụng những bất động sản mới được xây nữa. Thành ra rất nhiều thành phố ma như Ordos ở Nội Mông xuất hiện và tỷ lệ trống lên tới 30%. Bất động sản ở Trung Quốc hầu hết là đầu cơ như thế.
Tuy vậy, nếu như quả bong bóng này bị xẹp xuống, và đầu cơ bị ngăn chặn, thì tăng trưởng tín dụng cấp số mũ – và GDP cũng đi theo – sẽ trở thành xiết tín dụng cấp số mũ, tương tự như thị trường cho vay mua nhà dưới chuẩn ở US (Subprime). Thành ra thay vì cải cách, Bắc Kinh chỉ còn tránh né bằng cách đá vấn đề sang một bên. Cho tới khi hết cách cứu vãn!
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.