Dư luận không tá hoả sao được khi vừa thấy hình ảnh ốc neo tăngđơ chẳng khác mấy “hàng mã”, giờ lại hay tin người dân địa phương phát hiện cột trụ được xây bằng… gạch lỗ? Lo lắng về giao thông càng lớn bởi cộng thêm ám ảnh về những cây cầu… dọa sập!
Bắt “bệnh” cầu…
Chắc hẳn dư luận cũng mong phát hiện đó của người dân không đúng hoàn toàn sự thật, mà có lẽ là như lời ông Phong Vĩnh Cường – Chủ tịch UBND xã Sơn Bình (huyện Tam Đường, Lai Châu) nhận xét: Rất có thể đơn vị thi công đã đúc cột trụ bê tông nhỏ hơn, rồi cho xây gạch nung bao quanh cho đủ kích thước. Một số ý kiến bạn đọc cũng nghiêng theo hướng nhận định này:
“Tôi cam đoan với mọi người, nếu một cái trụ cao như vậy và chịu lực kéo của của cây cầu thì chắc chắn phải đổ bê tông cốt thép. Còn nếu chỉ xây bằng gạch không thì đứng còn không được, chứ chưa nói đến chịu lực. Nhưng vấn đề quan trọng là bê tông cốt thép ở đây có đúng như trong thiết kế không mới là điều cần bàn” – Hoàng Văn Sinh: hoangsinh1974@gmail.com
“Giá 1m3 xây cột trụ bằng gạch chỉ tương đương với giá 1m3 bê tông cột trụ M250 đá 1×2, nên tôi cho là nhà thầu không bớt bê tông để độn gạch vào đâu. Có thể quá trình đổ trụ nhỏ so với thiết kế nên mới xây bọc ngoài thôi” – Hải Cường: haicuong79@gmail.com
“Tôi là dân trong nghề xây dựng… Theo tôi, cái trụ đó đúc bằng bê tông cốt thép và bên ngoài xây gạch ốp trang trí. Một công trình 1,2 tỷ nhưng không phải thực chất là cả 1,2 tỷ để xây. Mà trong đó có khoảng 30% là thuế, chi phí chung, lợi nhuận tính trước, chi phí trực tiếp …. 70% còn lại gần nửa là chi cho nhân công, máy (còn chỉ khoảng 600 tr tiền để mua vật tư, vật liệu). Còn tiền lãi của nhà thầu nữa (đi làm phải có lãi), lại còn phí “bôi trơn”…” –Dương Quang Thành: thewhitelove_8686@yahoo.com
“Chưa hẳn là trụ tháp cầu xây gạch đâu. Nhiều khả năng là cổng cầu treo được làm bằng thép I để bảo vệ, chống gỉ bên ngoài và tạo thêm mỹ quan cho công trình, người ta xây gạch và tô trát vữa đó. Mình biết là định hình cầu treo nông thôn này là các trụ tháp, thanh cổng cầu thường làm bằng thép đó…” – ThiDD: doandaithi@yahoo.com.vn
Còn nếu sự thực đúng như phát hiện của dân thì dư luận khác gì lửa đổ thêm dầu, bởi nỗi lo giao thông càng lớn khi phải cộng thêm bóng ma ám ảnh về những cây cầu “dọa sập”!
“Trụ cầu treo Chu Va 6 thiết kế bằng bê tông liền khối mà xây bằng gạch lỗ thì quá nguy hiểm! Đơn vị thi công và giám sát phải chịu trách nhiệm về vụ chết và bị thương nhiều người này. Còn trụ cầu Vĩnh Tuy bị nứt đó, không biết bên trong trụ có… gạch lỗ không đây? Các cơ quan chức năng cần có biện pháp kiểm tra trụ cầu này để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người, tránh nguy cơ tai nạn còn thảm khốc hơn nhiều…!” – Hồng Quang: hquang@yahoo.com
“Một cây cầu có bao nhiêu “nhà” đi theo, thế mà xây trụ cầu bằng gạch trong thời gian ít nhất cũng phải hàng chục ngày mới xong. Sao không phát hiện ra mà chỉ khi có 8 người chết mới phát hiện ra nhỉ?” – Khanh: khanhnhnotd@gmail.com
… Ra “bệnh” người
Không có được chuyên môn sâu rộng như giới chuyên môn, nhưng bằng mắt thường người dân cũng có thể tự mình chẩn trị ra được “bệnh” của những cây cầu dọa sập do được làm theo kiểu VN, với những điều “luật bất thành văn” đã bị dư luận gióng chuông báo động không biết bao lần. Có điều biết là vậy, mà người ta vẫn viện đủ mọi lý do (tựu trung lại vẫn là: VN mình nó vậy!)
“Nếu thật như quý báo đưa tin, yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo các điều khoản quy định tại Luật Xây dựng và Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng” – Hòa Thái: Thoidongbac@gmail.com
“Cũng… bình thường thôi! Ngay cầu Vĩnh Tuy, Hà Nội to là thế, mới vận hành được mấy năm mà nhiều trụ cầu đã bị nứt ngang dọc tứ tung, vẫn có sao đâu? Theo báo chí đưa tin thì có đoàn kiểm tra kết luận: không ảnh hưởng đến chịu lực mà, cầu vẫn an toàn! Còn chi mà nói???” – Nguyen An: Nguyenan616@gmail.com
“Tóm lại chỉ chết dân thôi! Ai chả biết để trúng thầu phải bôi trơn khắp mọi chỗ – nghĩa là những người có quyền quyết toán nghiệm thu công trình. Tôi tin các sếp đều biết cả, nhưng mà nó là “luật” (bất thành văn) rồi, không nhà thầu nào chống được nếu muốn có công việc cho công nhân của mình. Vậy thử hỏi nếu làm đúng theo thiết kế thì nhà thầu bỏ thêm tiền túi vào ư? Thôi chúng ta đành chấp nhận!!!” – Hoang Anh: anh@gmail.com
“Bây giờ khó lắm, các bạn ạ. Mình kiểm tra, giám sát nhưng cấp trên đã… nhận phong bì rồi. Nếu không ký thì lần sau cho anh nghỉ ngồi ở nhà, đừng mơ mà đến công trình nữa. Nếu bắt, truy tố những người giám sát công trình, theo tôi cũng chỉ là những con tốt thí mạng thôi, chẳng giải quyết được gì đâu. Chỉ khổ người lao động!” – Nguyen Yen: nguyenyen.dsth@gmail.com
“Chỉ khi nào việc chào thầu minh bạch, không phải chi % thì lúc đó mới hy vọng có công trình chất lượng. Theo tôi thì trường hợp này phải xem đơn vị trúng thầu chi bao nhiêu % cho huyện. Nếu có thì phạt thật nặng (vì bây giờ bươi ra thì đường nào đơn vị trúng thầu cũng đã bị liên lụy rồi, nên chắc họ sẽ khai ra ông huyện đòi ăn chia bao nhiêu % thôi). Đặc biệt trông mong vào quyết tâm của 3 bác: bác Trọng, bác Thanh, bác Thăng” – Nguyễn Thế Mạnh: manhcamera@gmail.com
“Tôi nghĩ, nhà nước cần phải giám sát chặt chẽ hơn tất cả các công trình xây dựng, nhất là các công trình dân sinh để đảm bảo đúng thông số kỹ thuật theo thiết kế. Hiện nay việc rút ruột công trình xảy ra quá phổ biến làm cho chất lượng công trình của nhà nước không cao, dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người. Chìa khóa của vấn đề chính là sự tham lam trước mắt của nhiều người tham gia, từ quan chức chỉ đạo cao nhất đến chủ thầu xây dựng, cũng có thể có sự góp mặt của cả… anh thợ hồ” – Lường Thị Tưởng: tuong.hdb@gmail.com
Không ai muốn cứ lặp đi lặp lại tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, nên điều được nhắn gửi nhiều nhất thể hiện qua ý kiến của đa số bạn đọc cũng tương tự như Minh Hiển Hientv.acc@gmail.com nhấn mạnh:
Theo Dantri