Tinh Hoa

Các Thử Nghiệm Thây Ma Kinh Hoàng Xô Viết Cũ: Làm Sống Lại Động Vật Chết (Video)

Đằng sau Bức Màn Sắt (một biên giới vật lý lẫn tư tưởng mang tính biểu tượng chia cắt châu Âu thành hai khu vực riêng rẽ từ cuối Thế chiến II vào năm1945 đến cuối cuộc Chiến tranh lạnh vào năm 1991), Liên Bang Xô Viết đã chơi đùa với những thứ man rợ nằm ngoài sức tưởng tượng của con người, đó là: tái sinh các cơ quan và bộ phận cơ thể bị cắt rời của động vật và gây giống các con thú đã bị biến đổi và đang sống lay lắt từng ngày.

Trung tâm thành phố Stalingrad sau cuộc giải phóng khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.(George Zelma via Wikimedia Commons) 

Một số hình ảnh phản cảm nhất trong các thí nghiệm hồi sinh các sinh vật được tiến hành bởi nhà khoa học Liên Xô – Tiến sĩ SS Bryukhonenko, tổ chức tại Viện Sinh lý học thực nghiệm và trị liệu Voronezh, thuộc Liên bang Xô Viết .Thước phim quay lại những cảnh ghê rợn đã từng diễn ra tại đất nước mà chế độ cộng sản cũ nay đã sụp đổ.

Một thước phim năm 1940 được tìm thấy trong các kho lưu trữ cộng đồng, ghi hình chi tiết các thí nghiệm mà trong đó người ta làm sống lại các bộ phận của các động vật đã chết (trong trường hợp này là chó) với sự hỗ trợ của máy móc. Để nội dung mang tính xác thực, tôi sẽ đăng video này lên, nhưng bạn hãy suy nghĩ kỹ vì nó chứa các hình ảnh bạo lực với tính dã man đến cực điểm với động vật. Bạn có thể xem ở đây:

Experime1940
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 
 
19:32
1
Experime1940

Một phần đoạn phim mô tả cảnh tượng một cái đầu chó cắt rời gắn vào một một cái máy tim-phổi Bryukhonenko với tên gọi “máy phản ứng tự động”. Khi cái máy bắt đầu truyền máu, thì cái đầu dần dần sống lại. Để chứng minh rằng con chó vẫn còn có khả năng nhận thức, các nhà khoa học bắt đầu dùng nhục hình, và trong một cảnh kia họ bôi một chút a-xít vào trong lỗ mũi và ngay lập tức con chó đã chết bắt đầu liếm xung quanh. Một đoạn khác diễn tả một quả tim cắt rời vẫn có thể đập qua hỗ trợ của máy móc, cũng như các bộ phận nội tạng khác.

Các thiết bị kỳ quặc và các cảnh tượng ghê rợn liên quan được trưng bày lần đầu tiên trong Hội Nghị Giữa Các Nhà Sinh Lý Học Lần Thứ Ba vào năm 1928 của Liên Bang Xô-Viết.

Một thử nghiệm tương tự của nhà khoa học Xô-Viết Vladimir Demikhov vào năm 1954 là thay vì duy trì sự sống cho con chó bằng máy móc, ông nối nó với các cơ quan nội tạng quan trọng của các động vật khác. Chú chó thây ma hai đầu của Demikhov cũng có thể xem trong các thước phim của kho lưu trữ cộng đồng bản tiếng Nga, và bạn có thể xem dưới đây, và tất nhiên cần cân nhắc trước khi xem.
 

Để tạo ra một giống mới, Demikhov chặt một con chó con thành hai phần, bỏ 4 chi lại và dùng đầu cấy ghép vào cổ của một con chó trưởng thành. Ông tạo ra khoảng 20 sinh vật hai đầu như vậy, nhưng chúng không sống lâu vì sự thải ghép .

Mặc dù các động vật này có đời sống ngắn (nhiều nhất 1 tháng), các thử nghiệm của Demikhov đã có tác động cộng hưởng , đã dấy lên cuộc chạy đua vũ trang “zombie” ở khắp nơi trên thế giới .Chính phủ Mỹ cũng đã tài trợ cho một dự án tương tự của Robert White. Vào ngày 14/3/1970, ông đã chặt đầu một con khỉ và thành công trong việc làm nó sống lại khi nối cái đầu đó vào một con khỉ không đầu khác. Con khỉ sống được trong một ngày.

Trong một buổi phỏng vấn với đài truyền hình BBC, White tuyên bố rằng ông và đội ngũ của mình có thể “cấy ghép bộ não như một cơ quan nội tạng độc lập vào một con động vật nguyên vẹn và duy trì sự sống của nó trong một môi trường sống phù hợp trong rất nhiều ngày…Chúng tôi có thể duy trì bộ não trong hộp sọ, và trong đầu.”

Đài BBC tóm tắt: “Như vậy, ông nói con khỉ vẫn hoàn toàn có khả năng nhận thức môi trường xung quanh, và nó có thể nhìn, nghe, nếm và ngửi bởi vì các dây thần kinh vẫn hoàn toàn nguyên vẹn trong đầu.

Tiếp nối thành công của thử nghiệm này, White đã bắt đầu đi tìm kiếm hai bệnh nhân có thể sẵn lòng tình nguyện làm đối tượng thí nghiệm. Ông đã tìm thấy Craig Vetovitz, một người bán tật nguyền, nhưng lại không thể tìm được người tình nguyện thứ hai, và vì thế nên cuộc nghiên cứu của ông đang dần chìm vào quên lãng.

Bài gốc được xuất bản trên trang web Techzwn.com

Link gốc: http://vietdaikynguyen.com/v3/tech-science/…

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên