Cộng sản tư bản chủ nghĩa ?
Trung Quốc là một trong những câu chuyện kinh tế thành công lớn nhất trong lịch sử. Hàng trăm triệu người đã thoát khỏi đói nghèo trong 30 năm qua.
Khi Đặng Tiểu Bình nói rằng “giàu có là vinh quang”, thì ông đã có nhiều người ủng hộ. Những anh hùng mới chẳng phải là những nông dân thuộc tầng lớp trung và hạ lưu, mà đều là những chủ doanh nghiệp giàu có. Những nông dân lại trở về giai cấp mà họ vẫn luôn chịu đựng – đáy của xã hội Trung Quốc, sẵn sàng bị bóc lột bởi bất kỳ ai nắm giữ quyền lực tại Bắc Kinh
Khi bạn đề cập đến từ “nông dân” với bất cứ ai ở Trung Quốc, đặc biệt là những đứa trẻ “tiến bộ” , bạn nhận được một phản ứng khó chịu. Người nông phu có thể dễ dàng nhận ra. Quần áo họ mặc bị phai màu và không sạch sẽ lắm, giống một loại đồng phục, da sạm đen bởi ánh nắng mặt trời. Bàn tay của họ trai cứng do lao động chân tay, móng tay ngắn và không nhẵn nhụi.
Nhiều nông dân trẻ mong muốn một cuộc sống mới. Những người dân sống ở vùng nông thôn là mục tiêu hàng đầu của nhà tuyển dụng cho các nhà máy đang bùng nổ trên các bờ biển của Trung Quốc. Tiền lương có thể thấp, điều kiện và giờ làm việc tồi tệ hơn những nhân vật trong Oliver Twist của Dickens, nước Anh, nhưng nó vẫn tốt hơn so với lao động trong nông trại. Đàn ông Trung Quốc sẽ để các móng tay dài ở ngón tay út bên trái để nhấn mạnh rằng họ không làm việc lao động thủ công.
Đối với những công nhân nhà máy, điều kiện thường tồi tệ hơn so với thời kỳ Victoria ở Anh. Ít nhất, người lao động, những người thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh còn được nghỉ ngày Chủ Nhật. Ở Trung Quốc, nhà máy làm thủ công thường xuyên làm việc từ 10 đến 12 giờ một ngày, bảy ngày một tuần, chỉ một ngày trong một năm là được nghỉ – Ngày đón năm mới của Trung Quốc.
Công ty Foxconn của Đài Loan, nơi sản xuất các linh kiện cho Apple, theo hợp đồng đã tuyển khoảng trên 400.000 công nhân từ đại lục cho nhà máy. Nhưng nhà máy chỉ rộng khoảng 1 giờ lái xe. Một loạt các vụ tự tử đã xảy ra tại ký túc xá chật chội như tổ kiến đã khiến dư luận thế giới chú ý tình trạng bất ổn trong các kế hoạch kinh doanh hỗn loạn của nó, họ buộc phải có biện pháp khắc phục trước khi giới chính quyền trở nên căng thẳng.
Theo thông tin chính thức,Trung Quốc tuyên bố nhiệm vụ của quốc gia là “xây dựng chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc”, nhưng thật khó để nhận thức được chủ nghĩa xã hội trong một Trung Quốc đầy liều lĩnh chỉ chú trọng cho phát triển.
Trung Quốc gần đây đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và nếu Trung Quốc tiếp tục bùng nổ trong khi Mỹ đình trệ, nó sẽ vượt qua Mỹ trong vòng 15 năm tới để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Điều gì đã thúc đẩy cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này ? Theo Sterling Seagrave, trong cuốn Lords of the Rim của ông (Corgi, 1995), nói vệ việc ngăn chặn thảm họa kinh tế. Ông đã viết:.. “Kể từ năm 1949, Trung Quốc đã đạt được sự bình đẳng, nhưng không có tự do hay sự thịnh vượng. Đảng đã mất sự tín nhiệm bởi cuộc cách mạng Đại nhảy vọt và các phong trào Hồng vệ binh. Học thuyết cộng sản bị phân tán, hệ ý thức khủng bố tư tưởng bố không còn đủ sức để duy trì quyền kiểm soát. Nền kinh tế dưới quyền kiểm soát của Trung ương Đảng rơi vào tình trạng khủng hoảng.
“Đối mặt với sự sụp đổ trên mặt trận Xô Viết, trong năm 1979, Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo Đảng đã quyết định tự cứu mình và bảo toàn quyền kiểm soát của họ bằng cách hy sinh chủ nghĩa cộng sản. Họ tập hợp sự ủng hộ bằng cách cung cấp các lợi ích vật chất chưa từng có, và thiết lập chế độ tự do buông lỏng đối với các doanh nghiệp.”
Nền tảng của nền kinh tế Trung Quốc là hàng trăm triệu các công nhân và chủ doanh nghiệp nhỏ sẵn lòng làm việc chăm chỉ và luôn luôn lạc quan.
Nhưng những lợi ích được phân bố không đồng đều. Ở cấp địa phương, những thành quả của sự thịnh vượng được phân phối cho bộ ba là doanh nghiệp, Đảng và chính phủ. Những người này – gần như luôn là nam giới – cùng nhau nhậu nhẹt, cùng quan hệ nam nữ,hợp tác và thiên vị nhau trong một mạng lưới phức tạp liên minh của những người bạn được biết với cái tên ở Trung Quốc là “guanxi”
Ở cấp quốc gia, một mạng lưới tương tự tồn tại bởi vì doanh nghiệp lớn được kiểm soát bởi nhà nước và Đảng. Ở cấp cao nhất, mạng lưới này trở thành giữa Chính phủ, Đảng và doanh nghiệp lớn. Chính phủ và Đảng không giỏi trong việc đào tạo các sinh viên kinh tế giỏi, trong khi những nhà điều hành hàng đầu tham gia vào vòng xoáy đó thường lạc lõng đáng thương trong thế giới thương mại.
Ở cấp độ cao nhất, các đòn bẩy của sự giàu có và quyền lực vẫn nằm trong tay của gia đình các nhà lãnh đạo cách mạng, được biết đến như các “ông vua con”. Gia đình vẫn còn là nền tảng của xã hội Trung Quốc,và sự giàu có của con các nhà lãnh đạo cách mạng như Lý Bằngvà Đặng Tiểu Bình có thể tính tới tiền tỷ
Của cải của họ có thể được giấu ở nước ngoài, hoặc trong tay của những cấp dưới đáng tin cậy,những ai có ảnh hưởng đến mạng lưới này đều “biết điều”. Trung Quốc bây giờ có thể là một nước Cộng sản chính thức, nhưng gia đình vẫn còn là nền tảng của xã hội Trung Quốc và nền kinh tế,như nó đã tồn tại từ hàng thiên niên kỷ, và các “ông vua con” theo học thuyết Lenin là “chỉ huy tối cao” của nền kinh tế
Theo Kan Zhong Guo