Chỉ trong vòng mấy năm ngắn ngủi kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2004 khi Thời báo Đại Kỷ Nguyên đăng loạt bài xã luận «Cửu bình cộng sản đảng», các hoạt động «Cửu bình» thoái đảng ở ngoài Trung Quốc đã lên đến gần 1.000, trong đó diễu hành mít-tinh và hội nghiên cứu thảo luận «Cửu bình» có gần 500 cuộc. Các hoạt động diễn ra trên khắp 5 châu lục, ở trên 30 quốc gia, tại hơn 100 thành phố lớn (bao gồm thủ đô hơn 30 nước), trước sau gần 4 nghìn lượt đoàn thể và người phát ngôn đã tham dự; hoạt động «Cửu bình» thoái đảng có quy mô lớn, phạm vi rộng và ảnh hưởng sâu như vậy thật hiếm có trong lịch sử. Bức hình trên chụp cảnh dân chúng New York lên tiếng ủng hộ thoái đảng.
Sau năm 1999, Giang Trạch Dân có ba “chính sách” ghê tởm nhằm bức hại Pháp Luân Công: “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”; ông ta tuyên bố “tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng”. Hiện nay cho dù Giang Trạch Dân đã chết hay đang nằm chờ chết thì đều là phó mặc số phận cho đảng, chứ không phải cho ông ta. Còn Pháp Luân Công đã hồng truyền tại 114 quốc gia trên thế giới, trong đó Châu Á là 32 nước, Châu Mỹ là 21 nước, Châu Âu là 46 nước, Châu Úc là 3 nước, Châu Phi là 12 nước; cuốn «Chuyển Pháp Luân» đã được dịch sang 38 thứ tiếng, đưa đức tin “Chân-Thiện-Nhẫn” quảng bá toàn cầu. Cuối năm 2004, Ban biên tập Thời báo Đại Kỷ Nguyên công bố loạt bài xã luận «Cửu bình cộng sản đảng»; cho đến nay, số người tuyên bố thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lên tới gần 100 triệu người. Kể từ khi Đoàn Nghệ thuật Thần Vận được thành lập vào năm 2006, mỗi năm đoàn lưu diễn hơn 100 thành phố khắp toàn cầu, đưa văn hóa Thần truyền chính thống của Trung Hoa triển hiện cho dân chúng các nước trên thế giới, khôi phục truyền thống đạo đức của dân tộc Trung Hoa.
«Cửu bình» ra đời, tam thoái thức tỉnh lương tri
Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 khi cuộc bức hại bắt đầu, các học viên Pháp Luân Công đã không ngừng cấp cho ĐCSTQ cơ hội, liên tục thông qua các phương thức như thỉnh nguyện, gửi thư, tuyệt thực, góp ý, v.v. với hy vọng sẽ giúp ĐCSTQ có được lựa chọn đúng đắn. Thế nhưng kết quả của những hành động thiện chí để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và sinh tồn cơ bản của con người này lại là chịu đàn áp thảm khốc, bao gồm cả các luật sư bảo vệ nhân quyền bị bức hại.
Cuối năm 2004, Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã công bố loạt bài xã luận «Cửu bình cộng sản đảng», từ góc độ lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng, v.v. để phơi bày triệt để bản chất của ĐCSTQ. Kể từ khi thành lập, ĐCSTQ đã có sẵn 9 đặc tính di truyền xấu xa: “tà ác, lừa dối, xúi bẩy, đấu tranh, cướp đoạt, lưu manh, ly gián, diệt chủng và khống chế”; các bản chất này không phải là của một đảng chính trị, mà là của một tổ chức tà giáo đại gian đại ác nhất tự cổ chí kim. Sau đó, cuộc vận động “thoái xuất ĐCSTQ, giải thể ĐCSTQ” đã được triển khai trên toàn cầu.
Ngày 29 tháng 11 năm 2004, bản tuyên bố thoái đảng đầu tiên đã được Đại Kỷ Nguyên công bố.
Ngày 31 tháng 12 năm 2004, hơn 60 đoàn thể và cộng đồng trên toàn cầu đã hình thành “Đại liên minh cáo biệt ĐCSTQ”.
Ngày 12 tháng 1 năm 2005, «Tuyên bố trịnh trọng của Đại Kỷ Nguyên» đã kêu gọi “Hỡi những người từng tham gia các tổ chức của ĐCSTQ (bị tà ác đánh dấu ấn con thú), hãy mau chóng thoái xuất, xóa bỏ dấu vết của tà ác”. Từ đó trở đi, ngọn hồng thủy thoái đảng đã trào dâng tại Trung Quốc; tính đến ngày 10 tháng 7 năm 2011, đã có 98.340.261 dân chúng Trung Quốc thoái xuất các tổ chức của ĐCSTQ (đảng, đoàn, đội) thông qua các kênh khác nhau”.
Ngày 22 tháng 2 năm 2005, hơn 10 đoàn thể bao gồm tập đoàn Đại Kỷ Nguyên, “Đại liên minh cáo biệt ĐCSTQ”, “Liên minh Toàn cầu đưa Giang Trạch Dân ra Công lý”, mạng “Cửu bình”, mạng “Trung Quốc sự vụ”, v.v. đã liên hợp thành một tổ chức phi lợi nhuận mang tính toàn cầu gọi là “Trung tâm Phục vụ Thoái đảng Toàn cầu” để giúp dân chúng Trung Quốc thuận tiện trong việc thoái đảng.
Dưới sự thống trị của ĐCSTQ, tiếng kêu oan của dân chúng vang khắp hang cùng ngõ hẻm. Tại Trung Quốc, dân chúng đã thông qua các kênh khác nhau để thanh minh thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ; đồng thời, một số quan chức ĐCSTQ cũng công khai tuyên bố đoạn tuyệt với ĐCSTQ. Chẳng hạn ông Giả Giáp, quan chức cấp tỉnh ở Sơn Tây; ông Trần Dụng Lâm, quan chức ngoại giao Trung Quốc tại Australia; ông Hàn Quảng Sinh, Cục trưởng Cục Tư pháp thành phố Thẩm Dương; ông Hác Phượng Quân, lãnh đạo Phòng 610 thành phố Thiên Tân, v.v. Những người này đều công khai tam thoái (thoái đảng, đoàn, đội), chính là thể hiện sự ủng hộ của lòng dân.
Ngày 13 tháng 12 năm 2005, luật sư Cao Trí Thịnh đã viết tuyên bố thoái đảng sau khi tiến hành 15 ngày điều tra về tình hình các học viên Pháp Luân Công bị bức hại. Trong bản tuyên bố, ông viết:
“Mười ngày qua, tôi lại tiếp xúc với những người tín ngưỡng Pháp Luân Công; đây là mười ngày khiến linh hồn tôi chấn động. Tôi và giáo sư Tiêu Quốc Tiêu đã ăn ở 24/24 với những người tín ngưỡng Pháp Luân Công, những người ở giữa cuộc bức hại diệt tuyệt nhân tính mà trở nên bất diệt; giáo sư Tiêu nói: ‘Tôi cảm thấy dường như chúng ta đã giao tiếp với một bầy quỷ, bởi vì mỗi người họ đều đã từng chết đi sống lại mấy lần’. Tôi nói: ‘Chúng ta đã giao thiệp với những vị Thánh hiền, bởi vì tinh thần bất khuất của họ, nhân cách cao quý của họ, và sự khoan dung của họ đối với những kẻ hành ác khiến Trung Quốc ngày nay của chúng ta nhìn thấy hy vọng; đây cũng là lý do sự kiên cường bất khuất của họ!’
“Mười lăm ngày qua, tôi đã chứng kiến những tội ác đối với nhân dân thiện lương mà tôi không cách nào dùng lời nói và chữ viết để mô tả được! Đối với một ông lão như Vương Ngọc Hoàn, hàng trăm lượt cảnh sát, cán bộ của đảng đã dùng đủ loại thủ đoạn độc ác khiến người ta phát sợ để ngược đãi cả thân thể lẫn tinh thần trong 6 năm trời. Mỗi lần, hơn 20 cảnh sát liên tục dày vò ông 24 tiếng đồng hồ; một toán cảnh sát đã mệt nhoài, nào là đánh đập, nào là gào rú; đối với một ông lão như Vương Ngọc Hoàn, đủ loại tra tấn tàn khốc đã được sử dụng ít nhất 3 lần trong 17 ngày. Có một lần là tra tấn ‘ghế cọp’ trong 3 ngày 2 đêm. Đây là điều mà ĐCSTQ đứng tại vị trí chính trị tối cao làm ra!
“Mười ngày cuối cùng đã hết! Thế nhưng sự tuyệt vọng của tôi đối với ĐCSTQ cũng bắt đầu hết; nó, ĐCSTQ! Nó là dã man nhất, là vô đạo đức nhất, là vô pháp luật nhất! Nó dùng thủ đoạn tra tấn với mẹ chúng ta, với vợ con chúng ta, với anh chị em chúng ta; nó cho rằng đây là nhiệm vụ công tác của đảng viên, là nâng cao nhận thức chính trị. Trong phút chốc, nó không ngừng cưỡng bức, giày vò lương tâm, nhân cách và thiện lương của nhân dân chúng ta!
“Cao Trí Thịnh này đã nhiều năm không nộp đảng phí, nhưng để không phải “sinh hoạt đảng viên”, từ nay tuyên bố: thoái xuất tà đảng bất nhân, bất nghĩa, vô nhân tính này.
“Đây là ngày tự hào nhất trong cuộc đời tôi.”
Tội ác mổ lấy nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công
Sau 10 năm kể từ năm 2000, quảng cáo “đến Trung Quốc ‘du lịch ghép tạng’ với hiệu suất cao, thủ thuật cấy ghép’ kinh ngạc” đã xuất hiện nhan nhản trên các báo Trung Quốc; có bác sĩ một năm hoàn thành 246 ca cấy gan, có bệnh nhân chỉ trong 48 giờ đã được đổi thận 2 lần… Đối với nguồn tạng dồi dào của Trung Quốc, các chuyên gia y học quốc tế không khỏi nghi ngại: theo lệ thường của thủ thuật ngoại khoa, bản thân kỹ thuật cấy ghép nội tạng không khó, cái khó chủ yếu là tìm được nội tạng phù hợp. Để tìm được một lá gan, quả thận thích hợp, thì xã hội quốc tế phải mất hàng năm trời, vì sao “kỳ tích tìm kiếm” lại chỉ phát triển nở rộ ở Trung Quốc?
Căn cứ thị trường nội tạng của Trung Quốc đại lục, các chuyên gia y học đã phân tích và kết luận rằng tại đại lục nhất định tồn tại một kho nội tạng ngầm khổng lồ, thậm chí là kho nội tạng sống—sau khi xét nghiệm máu và phân tích thấy phù hợp, tức là đáp ứng “nhu cầu” nội tạng trên thị trường, những người cung ứng tạng mới bị đưa vào “bệnh viện” để sát hại…
Năm 2006, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp xuất hiện tin tức về vợ của một bác sĩ phẫu thuật chính trong ngành quân y tiết lộ việc ĐCSTQ mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công và đem bán kiếm lời. Sau khi tấm màn đen bị vén ra, xã hội quốc tế đã chấn động đến nỗi gọi đây là “tội ác chưa từng có trên Trái đất này”. Dưới chỉ thị của Giang Trạch Dân: “đối với học viên Pháp Luân Công, đánh chết được tính là tự sát”, nhân tính không còn chịu ước thúc nữa, trong các trại lao động ở Trung Quốc xuất hiện “kho tài nguyên người”, tại đại lục xuất hiện thị trường mua bán nội tạng “phồn vinh” dị thường, tội ác mổ lấy nội tạng từ đó phát sinh…
Ngày 9 tháng 3 năm 2006, Đại Kỷ Nguyên công bố tin tức gây chấn động “Trại tập trung ở Thẩm Dương xây lò thiêu người và bán nội tạng học viên Pháp Luân Công”. Một người ở đại lục với bí danh là Bì Đặc tuyên bố tại khu Tô Gia Đồn thuộc thành phố Thẩm Dương có một trại tập trung tương tự của phát-xít, giam giữ hơn 6.000 học viên Pháp Luân Công. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công ở đây đã chết một cách bí ẩn, nội tạng của họ được lấy ra đem bán trên thị trường trong khi tử thi của họ bị hỏa thiêu.
Ngày 17 tháng 3 năm 2006, nhân chứng thứ hai đã xuất hiện. Đại Kỷ Nguyên lấy tiêu đề là “Vợ bác sĩ phẫu thuật chính lật tẩy tấm màn đen mổ lấy nội tạng tại Tô Gia Đồn”; bài báo tiến thêm một bước nữa, chỉ rõ trại tập trung nói trên tọa lạc tại số 49 đường Tuyết Tùng, khu Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, dưới vỏ bọc “Bệnh viện tắc động mạch Trung-Tây y kết hợp tỉnh Liêu Ninh”. Nhân chứng Anne (bí danh) nói chồng trước của bà từng tự mình phẫu thuật lấy giác mạc của rất nhiều học viên Pháp Luân Công. Kể từ năm 2003, ông bắt đầu xuất hiện triệu chứng hoảng loạn tinh thần, đêm gặp ác mộng đến đổ mồ hôi hột, khiến khăn trải giường ướt đẫm, hằn cả hình người. Sau đó ông mới nói với người nhà rằng bệnh viện lấy một lượng lớn tạng thận, tạng gan, v.v. từ các học viên Pháp Luân Công; những học viên này rất nhiều là còn sống. Người ta nói với ông: “Ông đã bước lên con thuyền này rồi, giết một người là sát nhân, mà giết nhiều người cũng là sát nhân.” Lúc ấy họ nói với ông giết hại học viên Pháp Luân Công không tính là phạm tội, là giúp ĐCSTQ “tiêu diệt kẻ thù”.
Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Đại Kỷ Nguyên đăng bài “Bác sĩ quân y quân khu Thẩm Dương tiết lộ nội tình trong trại tập trung Tô Gia Đồn”; vị bác sĩ này nói: “Bệnh viện địa khu Tô Gia Đồn chỉ là một phần trong 36 trại tập trung loại này trên cả nước, nhưng các học viên Pháp Luân Công hiện nay cơ bản còn bị giam trong nhà ngục, trại lao động và trại tạm giam, chỉ cần có nhu cầu là có thể điều động quy mô lớn. Trước mắt khu vực giam giữ học viên Pháp Luân Công lớn nhất là ở Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh; chỉ riêng khu vực giam giữ học viên Pháp Luân Công lớn thứ 5 Trung Quốc tại khu Cửu Đài ở Cát Lâm thì đã có hơn 14 nghìn người bị giam giữ tập trung. …Theo tư liệu tôi tiếp xúc, nơi giam giữ học viên Pháp Luân Công lớn nhất Trung Quốc ở Cát Lâm mang số hiệu 672-S cầm tù hơn 120 nghìn người.”
Ngày 6 tháng 7 năm 2006, ông David Kilgour, cựu ngoại trưởng Canada khu vực Châu Á-Thái Bình Dương kiêm nghị viên Quốc hội thâm niên và ông David Matas, luật sư nhân quyền quốc tế đã hợp thành một tổ điều tra độc lập, sau đó công bố với xã hội quốc tế “Báo cáo lên án việc ĐCSTQ mổ lấy nội tạng các học viên Pháp Luân Công”. Báo cáo nghiên cứu từ 12 phương diện khác nhau, bao gồm nguồn gốc điều tra, phương pháp, chứng cứ, phản chứng, độ tin cậy, kết luận và kiến nghị, v.v. Cuối cùng báo cáo rút ra kết luận rằng cáo buộc này là chân thực, là “tội ác chưa từng có trên Trái đất này”. Họ đã xác nhận thông qua điều tra: từ năm 2000 đến năm 2005, Trung Quốc đại lục đã tiến hành ít nhất 60 nghìn ca phẫu thuật ghép tạng, trong đó ít nhất 40 nghìn nội tạng rất có thể được lấy từ các học viên Pháp Luân Công.
Giải thể ĐCSTQ, kết thúc bức hại giúp dân tộc Trung Hoa trở về truyền thống chính Đạo
Ngày 1 tháng 1 năm 2008, hoạt động thu thập “một triệu chữ ký” đã được triển khai trên toàn thế giới, trong đó yêu cầu ĐCSTQ ngừng bức hại Pháp Luân Công ngay trong Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Đến ngày 17 tháng 7 năm 2008, hơn 1 triệu 150 nghìn người đến từ 5 châu lục ở hơn 127 quốc gia đã tụ hội tại thủ đô Washington D.C của Mỹ để ký tên vào đơn thỉnh nguyện, có nghĩa là ở ngoài Trung Quốc, mỗi ngày có ít nhất 6.000 người đứng ra yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt bức hại.
Ngày 18 tháng 7 năm 2008, 34 đoàn thể bao gồm Trung tâm Phục vụ Thoái đảng Toàn cầu, Thời báo Đại Kỷ Nguyên, Đài truyền hình Tân Đường Nhân, Đài phát thanh Hy Vọng, Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Tổ chức Y tế Phản đối Mổ lấy Nội tạng sống, Liên minh Dân chủ Châu Á-Mỹ quốc, Quỹ Nhân quyền Châu Á-Thái Bình Dương, v.v. đã đồng ra nghị quyết tại thủ đô Washington D.C của Mỹ với nội dung: giải thể ĐCSTQ, chấm dứt bức hại. Trong nghị quyết viết:
“Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc có khả năng nhẫn nại lớn nhất, chỉ cần còn một chút cơ hội thì cũng nguyện an thân lập mệnh. Tuy nhiên, ĐCSTQ tà ác tàn bạo đã khiến họ có muốn sống cũng không được, trừ khi bạn vứt bỏ hết thảy chính nghĩa và lương tri, trở thành kẻ sống vì miếng cơm manh áo.
“Mảnh đất Thần Châu đại địa tuyệt đối không phải là thiên hạ để tà linh cộng sản hoành hành. Đến khi bản chất tà độc của ĐCSTQ cuối cùng bại lộ, thì quyết định cũng đã muộn rồi; sau khi ‘nhẫn vô khả nhẫn’, con cháu của dân tộc Trung Hoa chúng ta nhất định phải trịnh trọng tuyên bố: giải thể ĐCSTQ, kết thúc bức hại.
“Cái giá to lớn phải trả từ trước đến nay chỉ có thể rút ra một kết luận: chỉ có thể giải thể ĐCSTQ mới có thể kết thúc bức hại.
“Khôi phục sứ mệnh xa xưa của dân tộc Trung Hoa chúng ta, khôi phục sự tôn quý và anh linh của nhân loại chúng ta.
“Thoái xuất ĐCSTQ, giải thể ĐCSTQ, điều bị mất chính là ác ma trói buộc và tàn hại chúng ta, điều có được chính là sự khôi phục của nhân tính tốt đẹp, sự tẩy rửa của tinh thần thánh khiết.
“Thoái xuất ĐCSTQ, giải thể ĐCSTQ, đây là con đường phản bức hại hùng mạnh nhất, là trở lại chính Đạo của dân tộc Trung Hoa.
“Từ năm 1999 sau khi bức hại bắt đầu, các học viên Pháp Luân Công đã lấy chân thực đối đãi với lừa dối, lấy hòa bình đối đãi với bạo lực, lấy thiện lương đối đãi với tàn khốc. Họ dũng cảm kiên trì lương tri, phản đối cuộc bức hại, không ngừng nói rõ sự thật với mọi người, dùng thiện ý để hóa giải hiểu lầm và tội ác, đồng thời thức tỉnh thiện niệm và bản tính của dân chúng. Họ soi sáng ranh giới về thiện-ác của nhân tính, hiển lộ chân lý về cuộc đụng độ chính-tà, vừa chịu nạn vừa khôi phục các giá trị truyền thống Trung Hoa.”
Giang Trạch Dân đã hối hận?
Sau khi tập san kỳ 240 của tạp chí «Tiền tiêu» đăng bài “Hai sự kiện lớn mà Giang Trạch Dân hối hận lúc cuối đời” vào tháng 2 năm 2011, bài viết này đã được phổ biến rộng rãi. Sau khi công cụ tìm kiếm Baidu dỡ bỏ kiểm duyệt “vụ án xét xử Giang Trạch Dân” vào năm 2010, nội bộ ĐCSTQ đã cố ý tiết lộ sự kiện này.
Ngày 17 tháng 12 năm 2009, một thẩm phán liên bang ở Argentina đã phán quyết Giang Trạch Dân và La Cán phạm tội diệt chủng và tra tấn, đồng thời ban hành lệnh bắt giữ quốc tế hai người này. Sau tháng 4 năm 2010, Baidu đã gỡ bỏ một phần kiểm duyệt tin tức về vụ án này.
Sở dĩ Giang Trạch Dân đã “về” nhưng không “hưu” là vì ông ta sợ cuộc đàn áp Pháp Luân Công do mình phát động kết thúc dẫn tới truy cứu trách nhiệm pháp luật. Để tranh thủ chủ động, sau khi về hưu năm 2004, Giang Trạch Dân đã phái người tới hải ngoại tìm Pháp Luân Công để đàm phán, phao tin chỉ cần không khởi tố Giang Trạch Dân ở hải ngoại, không truy cứu trách nhiệm của ông ta khi bức hại, thì ông ta nguyện ý ngừng bức hại, mỹ danh là: “Giải oan cho Pháp Luân Công”. Điều kiện trao đổi là ĐCSTQ bắt chước “sửa sai” sau Cách mạng Văn hóa; học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết bao nhiêu người, thì ĐCSTQ sẽ bắn chết bấy nhiêu nhân viên “610″ phạm tội, cảnh sát, quốc an, và các viên chức ĐCSTQ tham dự bức hại Pháp Luân Công. Việc này đã được thảo luận rộng rãi trong các học viên Pháp Luân Công, cuối cùng bị toàn thể học viên Pháp Luân Công cự tuyệt, bởi vì họ cho rằng ĐCSTQ không có tư cách lấy loại vi phạm đạo đức cơ bản của loài người này ra làm trò đùa; mặc dù các tổ chức và đương sự ĐCSTQ có phạm tội nhưng Giang Trạch Dân mới là người phát động; ông ta đã khiến dân tộc Trung Hoa rơi vào tai họa chưa từng có trong lịch sử, do đó không thể miễn trách nhiệm được! Đây chính là nguyên nhân khiến Giang Trạch Dân đã “về” nhưng không “hưu”, ông ta cần giữ cuộc bức hại Pháp Luân Công được tiếp tục.
Sự kiện Baidu dỡ bỏ kiểm duyệt “vụ án xét xử Giang Trạch Dân” chính là đánh vào điểm yếu chí mạng của ông ta. Cho dù thế lực đứng đằng sau sự kiện này có ý đồ như thế nào, thì nó đã cho thấy thái độ cơ bản của thế lực này: (1) ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công là sai lầm, không được lòng người trong nội bộ ĐCSTQ; (2) người thực thi bức hại là phi pháp, phải gánh trách nhiệm pháp luật có liên quan; (3) Giang Trạch Dân khăng khăng theo ý mình để bức hại Pháp Luân Công, sau đó không dám lãnh trách nhiệm.
Bài “Hai sự kiện lớn mà Giang Trạch Dân hối hận lúc cuối đời” đã thể hiện một lý niệm cơ bản nhất: Giang Trạch Dân đã nhận khuyết điểm, ông ta cho rằng đàn áp Pháp Luân Công là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình.
Gần đây, ĐCSTQ nhấn mạnh đối với các đảng viên, quân nhân, cảnh sát, và viên chức rằng: cần bảo trì sự nhất trí cao độ đối với Trung ương đảng. Vấn đề là năm xưa Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào trong Trung ương đảng đã không thống nhất với nhau về vấn đề Pháp Luân Công, vậy thì đánh giá như thế nào đây? Đặc biệt với những người nhờ bức hại Pháp Luân Công mà thăng quan phát tài, họ sẽ đối diện như thế nào trước đại thẩm phán toàn cầu đối với những người bức hại Pháp Luân Công trong tương lai?
Thần Vận phổ biến khắp toàn cầu, mở ra kỷ nguyên mới
Trải qua hơn 60 năm thống trị của ĐCSTQ, đặc biệt trong thời kỳ “Đại Cách mạng Văn hóa”, văn hóa truyền thống Trung Quốc gần như đã bị phá hủy hoàn toàn. Thế nhưng, văn hóa Trung Hoa cổ xưa 5.000 năm với nội hàm tinh thần như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, và các quan niệm như kính Trời hiểu mệnh, v.v. vẫn không thể xóa nhòa.
Để khôi phục và phục hưng nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa, một nhóm các nghệ sĩ Trung Hoa sống phân tán ở hải ngoại đã thành lập “Đoàn Nghệ thuật Thần Vận” (Shen Yun Performing Arts) vào năm 2006 tại New York. Năm 2007, chuyến lưu diễn đầu tiên của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận bao gồm hơn 90 diễn viên, trong đó có đoàn vũ đạo, dàn nhạc, diễn viên độc xướng độc tấu, người dẫn chương trình và nhân viên chế tác. Đến năm 2009, Đoàn Nghệ thuật Thần Vận đã phát triển thành ba đoàn nghệ thuật biểu diễn và dàn nhạc với quy mô ngang nhau. Hiện nay, diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận bao gồm những người đoạt giải trong các cuộc thi vũ đạo và thanh nhạc trên thế giới; dàn nhạc cũng bao gồm rất nhiều nghệ sĩ đến từ các dàn nhạc và nhạc viện nổi tiếng thế giới. Sự phát triển nhanh chóng đến kinh người đã khiến Đoàn Nghệ thuật Thần Vận có thể lưu diễn hàng tuần tại các nơi trên thế giới. Thần Vận vẫn không ngừng mở rộng quy mô, và trong lương lai không xa, Thần Vận sẽ có rất nhiều đoàn diễn xuất để lưu diễn hàng tuần trên khắp toàn cầu.
Dạ hội của Thần Vận với học viên Pháp Luân Công làm diễn xuất chủ lực đã triển hiện sự trung hiếu nhân nghĩa của truyền thống Trung Quốc, lấy hình thức nghệ thuật Dương cương Âm nhu và sắc thái biểu hiện thanh thoát tươi đẹp để biểu đạt văn hóa truyền thống Trung Hoa, làm cảm động rất nhiều khán giả Tây phương và Châu Á. Sự quật khởi của quốc gia và dân tộc đều đến từ sự bùng nổ của một loại tinh thần, chứ không phải sự phát triển vật chất đơn thuần. Lịch sử cả trong và ngoài Trung Quốc đã chứng minh rằng tầng lớp đột phá này đóng vai diễn chủ yếu trong lịch sử. Kiên nhẫn bất khuất, lương thiện khoan dung, lạc quan khiêm tốn là những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống Trung Quốc; Thần Vận do những người chịu bức hại và đàn áp tàn khốc diễn vai cũng không phải là ngẫu nhiên. Đây chính là hạnh phúc lớn nhất trong đại bất hạnh của dân tộc Trung Hoa.
Bài liên quan:
Tác giả: Đại Kỷ Nguyên