Ngày 6 tháng 7 năm 2011, kênh truyền hình Châu Á (ATV) của Hồng Kông đột ngột đưa tin về “cái chết của Giang Trạch Dân”, trong nháy mắt tin tức đã truyền khắp cả trong và ngoài Trung Quốc. Tuy ngày hôm sau, Tân Hoa Xã đã bác bỏ “tin đồn”, nhưng liên tục trong mấy hôm, dân chúng Trung Quốc khắp nơi vẫn cứ bắn pháo hoa xua đuổi tà ma và ăn mừng. Không chỉ người dân Trung Quốc căm ghét Giang Trạch Dân, mà cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đều ngầm chửi rủa ông ta. Hành động ngu xuẩn của Giang Trạch Dân đã khiến ĐCSTQ không còn con đường nào khác ngoài giải thể. Vì sao Giang Trạch Dân lại khiến ĐCSTQ gia tăng tốc độ giải thể? Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại một giai đoạn lịch sử đã qua và suy ngẫm.
Cả đời Giang Trạch Dân chỉ liên quan tới một sự kiện
Cả đời Giang Trạch Dân chỉ liên quan tới một sự kiện lớn: cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Những sự việc khác đều là người khác chịu trách nhiệm, còn Giang Trạch Dân thực ra chỉ là “hữu danh vô thực”. Như nói về kinh tế thì chủ yếu người ta nghĩ đến Chu Dung Cơ, nói về chính trị thì Giang Trạch Dân đã sớm bị thái thượng hoàng Đặng Tiểu Bình “chặn hậu” rồi. Thuyết “tam đại biểu” của Giang Trạch Dân chỉ vẻn vẹn có mấy chục chữ, vậy mà cũng là do Vương Hộ Ninh, v.v. mấy vị chắp bút giúp ông ta. Tuy nhiên, riêng sự việc “đàn áp Pháp Luân Công” thì quả đúng là chủ ý của một mình Giang Trạch Dân, là kết quả sự khăng khăng cố chấp của ông ta. Do đó, nếu tìm xem ai là thủ phạm trong vụ việc này, thì Giang Trạch Dân có tội trạng số một.
Giang Trạch Dân thực ra chẳng hiểu gì về Pháp Luân Công. Pháp Luân Công được truyền ra công chúng năm 1992 tại Trường Xuân, sau đó truyền bá rất nhanh tại Bắc Kinh. Ông Lý Hồng Chí đã tổ chức 56 lớp học Pháp Luân Công tại Trung Quốc, trong đó 13 lớp tại Bắc Kinh là do Hiệp hội Khí công đương địa tổ chức. Những người đến nghe giảng có rất nhiều là tầng lớp tinh anh cấp cao thuộc đảng, chính quyền, quân đội, cũng như học giả, công nhân và doanh nhân, gồm cả những người xung quanh Giang Trạch Dân.
Cấp cao ĐCSTQ đều biết Pháp Luân Công là tốt
Khi ấy tại Tử Trúc viện ở Bắc Kinh có một điểm luyện công tương đối lớn, trong số những người tham gia luyện công thì rất nhiều là cán bộ hưu trí và quân nhân giải ngũ của ĐCSTQ. Lai lịch của họ so với Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, v.v. thì thậm chí còn thâm niên hơn, họ thường gọi Chu Dung Cơ là “Tiểu Chu”.
Do Pháp Luân Công bén rễ sâu trong văn hóa truyền thống chân chính của Trung Quốc, dạy người ta sống theo nguyên tắc “Chân-Thiện-Nhẫn’, nên hồng truyền rất nhanh tại đại lục; năm 1999, số người tập Pháp Luân Công lên tới cả 100 triệu người. Trong đó, phu nhân của bảy vị Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ đều từng tập Pháp Luân Công; Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Hồ Cẩm Đào, Lý Lam Thanh, La Cán, v.v. đều được người nhà, đồng học hoặc bạn hữu giới thiệu qua Pháp Luân Công. Năm 1998, cán bộ lão thành Kiều Thạch, người đứng đầu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, thông qua điều tra đã kết luận rằng “Pháp Luân Công chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”. Ủy ban Thể thao Quốc gia đã dựa vào báo cáo điều tra “Hiệu quả trị bệnh của Pháp Luân Công lên tới 98%” của giới y học để hy vọng rằng Pháp Luân Công sẽ được phổ biến mạnh mẽ trong quần chúng.
Thượng cấp cũ của Giang Trạch Dân tại Viện Nghiên cứu Nồi hơi Vũ Hán cũng tập Pháp Luân Công; đến khi gặp lại nhau, vị đồng sự già này đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông ta. Năm 1996, Giang Trạch Dân thị sát Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc và thấy trên bàn một nhân viên công tác có một bản «Chuyển Pháp Luân»; khi ấy ông ta còn nói cuốn sách này là rất tốt. Về sau Giang Trạch Dân nói ngày 25 tháng 4 năm 1999 mới là lần thứ hai ông ta nghe nói về Pháp Luân Công, điều này rõ ràng là bịa đặt.
Quyết định đàn áp chỉ vì “có quá nhiều người”
Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khi 10.000 học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa tại Văn phòng Đơn thư Khiếu nại của Quốc vụ viện, Giang Trạch Dân đã ngồi trong xe chống đạn chạy quanh một vòng để quan sát hiện trường. Ông ta đã bị tinh thần tự giác cao độ của các học viên Pháp Luân Công làm cho kinh ngạc, tưởng rằng Pháp Luân Công có lời hiệu triệu và tổ chức kỷ luật nào đó. Khi người phụ trách đến báo cáo tình hình, Giang Trạch Dân chỉ phẩy tay, nói lớn: “Diệt sạch, diệt sạch, kiên quyết diệt sạch!” Thái độ bạo ngược kinh khủng này đã khiến những người xung quanh, bao gồm cả La Cán, cảm thấy hết hồn.
Năm 2006, tại Trung Quốc đại lục xuất bản «Giang Trạch Dân văn tuyển», quyển thứ 2, trong đó đưa vào bức thư «Một tín hiệu mới» mà Giang Trạch Dân viết vào đêm ngày 25 tháng 4 năm 1999. Tuyển tập còn thêm ghi chú phía sau: “Đây là bức thư đồng chí Giang Trạch Dân gửi các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và các đồng chí lãnh đạo có liên quan.” Trong thư viết: “Đối với loại tổ chức hình thành mang tính toàn quốc này, liên quan đến khá nhiều đảng viên, cán bộ, phần tử trí thức, quân nhân và công nhân, quần thể xã hội nông dân, mà rất chậm khiến chúng ta cảnh giác. Tôi cảm thấy thật áy náy.” Chương Thiên Lượng, tác giả phụ trách chuyên mục của Đại Kỷ Nguyên đã phân tích lô-gíc của Giang Trạch Dân như sau: “Pháp Luân Công là đoàn thể nào cũng không quan trọng, làm gì cũng không quan trọng. Miễn là ‘tổ chức mang tính toàn quốc’, liên quan đến rất nhiều người, thì ĐCSTQ cần phải ‘cảnh giác’, cần phải trấn áp.”
Những năm trước, có người nói: “Pháp Luân Công nếu không tới Trung Nam Hải, thì sẽ không có cuộc đàn áp này”. Chúng ta hãy thử lấy một ví dụ trái ngược: “Trung Công”, một môn khí công vẫn xưng là có 30 triệu người theo, mặc dù không đi thỉnh nguyện kháng nghị ở nơi nào, nhưng khi ĐCSTQ trấn áp Pháp Luân Công thì cũng bị trấn áp theo; Giáo hội Thiên Chúa Giáo ngầm, Giáo hội Cơ Đốc giáo tại gia và dân chúng thỉnh nguyện trên khắp cả nước, chỉ cần số người nhiều, thì trong con mắt của Giang Trạch Dân, chính là “tranh đoạt quần chúng với đảng” và trở thành tội trạng.
Theo như Giang Trạch Dân nhận xét, lực khống chế của ông ta đối với quần chúng đang từng bước giảm bớt, còn Pháp Luân Công lại quảng truyền rộng rãi trong nhân dân. Do đó xuất phát từ lòng đố kỵ, cũng như nỗi sợ mất quyền lực, Giang Trạch Dân đã đẩy cơn giận dữ của mình xuống các cấp chính quyền: “Sự kiện lần này phát sinh, đã cho thấy công tác chính trị tư tưởng và công tác quần chúng ở một số địa phương và ban ngành yếu ớt vô lực đến mức độ nào!”
Chỉ mình Giang Trạch Dân khăng khăng đàn áp Pháp Luân Công
Nghe nói trong cuộc họp Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ, cả sáu vị Thường ủy đều phản đối đàn áp Pháp Luân Công, sau đó người được Giang Trạch Dân chỉ định phụ trách Phòng 610 là Lý Lam Thanh cũng phản đối đàn áp Pháp Luân Công. Khi ấy Thủ tướng Chu Dung Cơ kiên quyết nói một câu “Cứ để họ tập đi”, thì Giang Trạch Dân lập tức thét lên một cách hùng hổ: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Mất đảng là mất nước!”, nghe như một câu sấm vậy. Sau khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, quả nhiên ông ta đã khiến ĐCSTQ tiến đến bờ diệt vong.
Tối hôm ấy, Giang Trạch Dân bắt chước Mao Trạch Đông viết báo chứ lớn “Đả đảo Bộ Tư lệnh” khi phát động Cách mạng Văn hóa; ông ta đã gửi bức thư cho toàn Bộ Chính trị, lại nhiều lần lấy danh nghĩa cá nhân để “phê duyệt”, đem vấn đề Pháp Luân Công định tính là “tranh đoạt quần chúng với đảng”, “mất đảng là mất nước”. Trong bức thư, Giang Trạch Dân còn viết: “Lẽ nào người cộng sản chúng ta vốn có sẵn lý luận chủ nghĩa Mác, tin tưởng thuyết duy vật, thuyết vô thần, lại không chiến thắng nổi mấy thứ ‘Pháp Luân Công’ tuyên dương hay sao?”
Ngày 27 tháng 4 năm 1999, Ban bí thư Trung ương ĐCSTQ đã ban hành “Thông tri của Ban bí thư Trung ương ĐCSTQ về việc in và phát hành «Bức thư đồng chí Giang Trạch Dân gửi các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và các đồng chí lãnh đạo có liên quan»”; đây chính là công văn “tuyệt mật” mang số hiệu ﹝1999﹞14 với 720 bản được in.
Biểu ngữ :”Hãy chấm dứt cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công” được giăng trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 2/5/2001. Trong những năm đầu của cuộc bức hại, các học viên đã đi đến quảng trường để yêu cầu ĐCSTQ thu hồi quyết định đàn áp ( Ảnh của Minh Huệ Net).
Vi phạm pháp luật, thành lập Phòng 610
Đồng thời với việc Chính phủ Trung Quốc công khai thừa nhận người dân có quyền “luyện công tự do” trên truyền hình, Giang Trạch Dân đã ngầm khởi động cơ quan đàn áp. Ngày 10 tháng 6 năm 1999, Giang Trạch Dân quyết định thành lập một cơ quan đặc biệt vượt lên trên cả pháp luật, tương tự tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương năm xưa, chịu trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công; do được thành lập vào ngày 10 tháng 6, nên nó được gọi tắt là “Phòng 610″ hoặc “610″.
Giang Trạch Dân để Lý Lam Thanh làm trưởng ban, lại căn cứ lý luận “một báng súng, một ngòi bút” của ĐCSTQ để bổ nhiệm La Cán và Đinh Quan Căn làm phó trưởng ban, đồng thời đưa Thứ trưởng Công an Lưu Kinh và mấy vị khác làm thành viên chủ yếu. Về mặt bản chất, “Phòng 610″ là một tổ chức phi pháp không hơn không kém; sự thành lập và tồn tại của nó hoàn toàn không có căn cứ luật pháp. Mục đích duy nhất của Giang Trạch Dân khi thành lập Phòng 610 chính là lách luật, lách sự phê duyệt biên chế và kinh phí thông thường, điều động lực lượng toàn quốc nhằm bức hại Pháp Luân Công. Người đứng đầu tổ chức phi pháp này chính là Giang Trạch Dân, các mật lệnh lớn đều là do Giang Trạch Dân truyền xuống. Vì sợ lưu lại chứng cứ nên Giang Trạch Dân đã chỉ đạo các mật lệnh không được đề tên; các nhân viên “Phòng 610″ chỉ cần nhận được “chỉ thị” là lập tức thi hành.
Sau mấy tháng chuẩn bị và biên tạo tài liệu vu khống, ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân công khai tuyên bố trấn áp Pháp Luân Công. Trong ngày hôm ấy, 31 tỉnh và thành phố tại Trung Quốc đại lục đồng thời hành động; phụ đạo viên Pháp Luân Công các nơi đồng loạt bị bắt giữ. Kể từ đó, cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động đã trở thành cuộc bức hại đối với toàn dân chúng Trung Quốc; kể từ khi Giang Trạch Dân tuyên bố “tôi không tin đảng cộng sản không thể chiến thắng Pháp Luân Công”, cuộc khiêu chiến của thuyết vô thần đối với Thần Phật đã chính thức mở màn tại nhân gian.
Bài liên quan:
Tác giả: Đại Kỷ Nguyên