Mũi con người thường có đủ hình dạng và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường mùi đàn ông thường lớn hơn phụ nữ do “cấu tạo giới tính và nhu cầu năng lượng khác nhau”.
Theo nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ đại học Lowa (Mỹ), mũi đàn ông trung bình lớn hơn 10% so với phụ nữ, do đàn ông có khối lượng cơ nhiều hơn phụ nữ, đòi hỏi lượng oxi nhiều hơn để duy trì và phát triển các tế bào mô cơ. Do vậy, mũi lớn hơn đồng nghĩa với việc con người hít vào lượng oxi nhiều hơn và lượng oxi này sẽ được vận chuyển trong máu để phát triển hệ thống cơ bắp.
Nathan Holton, giáo sư ĐH Nha khoa UI cùng nhóm ngiên cứu của mình đã tiến hành đo kích cỡ mũi của 38 người châu Âu tham gia nghiên cứu tại đại học Lowa ở độ tuổi từ 3 đến 20 tuổi. Qua nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, nam giới và nữ giới có kích cỡ mũi bằng nhau từ lúc mới sinh cho đến khi dậy thì (khoảng 11 tuổi). Từ đó trở đi, kích cỡ mũi càng trở nên khác biệt hơn.
Ở độ tuổi dậy thì, mũi đàn ông phát triển lớn hơn phụ nữ
Về mặt sinh học, ở độ tuổi này, đàn ông bắt đầu phát triển mạnh về tuyến cơ trong khi phụ nữ lại phát triển tuyến mỡ. Một nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng, ở độ tuổi dậy thì, khoảng 95% trọng lượng cơ thể ở đàn ông cấu tạo từ lượng chất không béo so với 85% ở phụ nữ.
“Vấn đề này đã được đưa ra bàn luận trong các tài liệu y khoa trước đó, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi tiến hành nghiên cứu về sự khác biệt trong kích cỡ mũi ở đàn ông và phụ nữ… Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cơ thể nam giới và nữ giới phát triển trong giai đoạn trưởng thành, kích cỡ mũi của nam giới thường lớn hơn so với nữ giới, do sự khác nhau về nhu cầu năng lượng như lượng oxy hấp thụ, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản và nhu cầu năng lượng hàng ngày trong quá trình phát triển”, ông Holton cho biết.
Theo Mai Loan / Dân Việt/ ScienceDaily