Tinh Hoa

Chủ tịch Google, Eric Schmidt cho rằng: Tự do ngôn luận và Internet là chìa khóa cho sự cải cách của Trung Quốc.

Chủ tịch công ty Google, gặp gỡ các sinh viên tại Đại học Hồng Kông Trung Quốc.

Nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ sa lầy trừ khi người dân của họ có quyền tự do phát biểu, Erich Schmidt cho biết. 

Chủ tịch Google Eric Schmidt vào hôm thứ hai đã thúc giục Bắc Kinh cho phép người dân được suy nghĩ và phát ngôn một cách tự do nếu nền kinh tế thứ hai thế giới muốn tăng trưởng hơn nữa.


Trong một bài phỏng vấn với tờ South China Morning Post, người đứng đầu của công cụ tìm kiếm khổng lồ cho biết sự quan ngại của ông về điều luật “đăng tin lại 500 lần” gần đây ở đại lục được soạn thảo nhằm siết chặt sự kiểm soát internet của chính phủ.

Schmidt, người đang ghé thăm Hồng Kông như một phần của chương trình đối tác với đại học Hồng Kông Trung Quốc để giúp phát triển các nhà doanh nghiệp trẻ trong thành phố, nói với tờ South China Morning rằng tự do ngôn luận sẽ giúp đại lục tránh khỏi việc rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.

“Google tin tưởng mạnh mẽ vào một không gian internet tự do. Đại lục vừa thông qua dự luật về “đăng tin lại 500 lần”. Do đó bạn chắc chắn sẽ phải nghĩ về nó trước khi viết. Đó là một vấn đề,và có nghĩa là tiếng nói của bạn không được lắng nghe đầy đủ”, Schmidt cho biết.

“Ý kiến của tôi là nếu Trung Quốc muốn tránh ‘bẫy thu nhập trung bình, họ phải triển khai chính sách nới lỏng và tự do ngôn luận; lý do là để làm được điều đó thì bạn phải tranh luận về mọi thứ”, ông nói thêm.

Trong bài phát biểu mới nhất hồi tuần trước của mình về sự tăng trưởng kinh tế của đại lục, chủ tịch nước Tập Cận Bình nói ông tự tin rằng Trung Quốc sẽ đạt được sự tăng trưởng kinh tế ổn định và sẽ không rơi vào bẫy thu nhập trung bình, theo cơ quan thông tấn Tân Hoa Xã. Bẫy thu nhập trung bình thường xảy ra khi một quốc gia chuyển từ thu nhập thấp lên thu nhập trung bình, nhưng khó có thể phát triển để đạt đến mức thu nhập cao. Đó có thể là một giai đoạn mà các vấn đề xã hội nảy sinh. Nam Phi và Bra-xin là hai ví dụ thường được nhăc đến về loại bẫy phát triển kinh tế này.

“Tôi có một ý kiến mạnh mẽ và ý kiến của tôi là nên có tự do ngôn luận để theo đuổi mục đích cho lý tưởng của người ta. Quan điểm của chúng tôi vẫn không thay đổi”, Schmidt cho biết, nói thêm rằng những sự hạn chế về truy cập internet ở đại lục, điều làm cho dịch vụ tìm kiếm và thư điện tử của Google không ổn định,cũng sẽ làm tổn thương hoạt động nghiên cứu học thuật của đại lục.

Chính sách “một con” là một sai lầm khủng khiếp. Chúng ta cần nhiều người Trung Quốc hơn chứ không phải là ít hơn.

“Tôi cũng quan sát rằng nếu bạn đang ở Hồng Kông, và chính phủ Trung Quốc quyết định thay đổi điều đó thì các bạn sẽ nhớ nó. Trở nên ngay thẳng là một điều quan trọng. Đó là một khía cạnh quan trọng cho nền văn hóa thật sự (ở Hồng Kông)”, Schmidt nói, ám chỉ về tầm quan trọng của tự do ngôn luận và internet cho cả Hồng Kông và đại lục.

Vào đầu tháng chín, Bắc Kinh tuyên bố rằng bất cứ tin tức phỉ báng trên mạng nào được đăng lại hơn 500 lần hoặc có lượt xem lớn hơn 5,000 có thể khiến tác giả bị ở tù đến ba năm. Đây là hành động pháp lý đầu tiên của đại lục để kiểm soát tin đồn trên mạng internet. Nhiều nhà phân tích chính trị nhìn nhận bước đi này là nỗ lực mới nhất của Đảng cộng sản để khởi động chiến dịch kiểm soát internet, theo sau lời kêu gọi “siết chặt mảnh đất truyền thông mới” gần đây của chủ tịch Tập.

Schmidt, người từng giữ chức giám đốc điều hành của Google trong gần một thập niên đến năm 2011, khi ông được chỉ định làm chủ tịch của gã khổng lồ công nghệ, nói rằng Trung Quốc đang đối mặt với ba vấn đề nghiêm trọng và Bắc Kinh phải sớm hành động vì sự tăng trưởng bền vững của mình.

“Vấn đề thứ nhất mà các bạn gặp phải liên quan đến nhân khẩu học – không có đủ người trẻ tuổi và quá nhiều người già. Chính sách “một con” là một sai lầm khủng khiếp. Chúng ta cần nhiều người Trung Quốc hơn chứ không phải là ít hơn. Các bạn phải chấm dứt nó ngay bây giờ. Các bạn đáng lẽ nên dừng lại 10 năm trước”, Schmidt nói. “Trong 20 năm tới, các vấn đề nhân khẩu học ở Trung Quốc sẽ trở nên tồi tệ hơn – một số lượng rất lớn người già, không có an ninh xã hội, không có chăm sóc sức khỏe tốt. Các bạn cần nhiều người trẻ tuổi hơn”.

Schmidt lưu ý rằng hai vấn đề còn lại đối với sự tăng trưởng kinh tế của đại lục là toàn cầu hóa và tự động hóa khi c
ác nước Châu Á khác bao gồm Indonesia, Philippines và Malaysia sẽ thay thế vai trò công xưởng thế giới của Trung Quốc trong 10 đến 20 năm tới.

“Vấn đề thứ ba là tự động hóa. Ngày càng nhiều nhà máy sẽ có ít người hơn trong khi rô bốt trở nên thông minh hơn. Rô bốt có thể làm việc 24 giờ một ngày và con người thì không thể”, ông nói.

“Câu trả lời đơn giản của tôi là các bạn (Trung Quốc) phải hoàn thành ba việc trên và đó là một thách thức rất khó khăn”, Schmidt cho biết,ông nói thêm rằng Bắc Kinh có thể áp dụng mô hình thương mại tự do của Hồng Kông như đã làm ở Thượng Hải – nơi một khu vực thương mại tự do được khánh thành vào tháng 10 – vào các thành phố đại lục khác. Tuy nhiên, việc thiết lập và thực thi các chính sách thường mất nhiều thời gian ở đại lục, ông lưu ý.

“Câu hỏi đầu tiên của tôi là mạng internet có được mở ở khu vực thương mại tự do (ở Thượng Hải) hay không. Nguyên tắc là các bạn cần tạo một không gian đổi mới. Hồng Kông là không gian đổi mới cho đại lục. Đại lục có thể học hỏi những gì Hồng Kông làm và xem xem nó hoạt động thế nào, nhưng sẽ cần thời gian cho những điều này ở Trung Quốc”, ông nói. 

(Theo SCMP)