Tiếp theo phần trước: http://bocau.net/blog/tri-thuc/31685-chieu-lua-dao-lay-mo-ca-ran-ca.html
Lý giải chiêu “Định giá sản phẩm”:
Công thức định giá sản phẩm:
Lợi nhuận dự kiến: phần thu nhập từ sản phẩm (bao gồm thuế).
Các công ty đa cấp thường có một lý luận mà thường mọi người nghe dễ chấp nhận đó là: Giá sản phẩm của các công ty kinh doanh theo mô hình kinh doanh truyền thống chi tổn tới 30% dành cho quảng cáo và chi phí cho việc các trụ sở văn phòng, nên giá sản phẩm sẽ bao gồm 30% này. Họ không cần đều đó nên văn phòng hội thảo là thuê, còn sản phẩm bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng nên 30% quảng cáo kia là không cần và sẽ thuộc về người bán.Thật ra, sản phẩm ở các công ty kinh doanh đại trà là số lượng lớn, bán với giá hợp lý và thấp; sản xuất số lượng nhiều trên dây chuyền tự động sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, các công ty đa cấp thì số lượng sản phẩm bán ra với số lượng nhỏ giọt. Vì sản phẩm không phân phối ở siêu thị, quày bán thuốc, cửa hàng bán lẽ mà chỉ bán thông qua người tham gia vào hệ thống. Và vì có quá nhiều cấp (khoảng mười mấy cấp) mà số phần trăm lợi nhuận cho người bán lên đến chục % (10%,20%) và cả phần trăm của những cấp dưới bán sản phẩm, cấp trên cũng được hưởng. Tầng tầng tầng cấp như thế thì có thể nói là giá sản phẩm đã được đẩy lên bao nhiêu lần so với giá trị thực? Hơn nữa nếu là sản phẩm tốt thì cần bán ở siêu thị, cửa hàng bán lẽ, và quày thuốc vì những nơi đó đảm bảo không bán hàng giả. Nếu có vấn đề người mua còn kiện cáo được. Chứ kinh doanh bán nhỏ giọt thế này và lôi kéo người tham gia hệ thống thì chính là kinh doanh qua việc “lôi kéo người vào mạng lưới” hay hơi giống từ “buôn người” hơn là bán sản phẩm.
Số lượng cấp quá nhiều và số phần trăm “trên trời”
Tiêu chuẩn đo lường giá trị hạnh phúc:
Có thể nói người ta dần dần chạy theo giá trị của đồng tiền và xem đó là tiêu chuẩn để đo lường hạnh phúc. Tiền thực ra là quan trọng và là một phương tiện không thể thiếu. Tuy nhiên, nó chỉ là một phương tiện, không phải là tất cả. Thực nực cười trong cái vòng luẩn quẩn: vì tiền người ta phá rừng, giết hại động vật, đổ rác thải xuống sông biển, xả khí thải vào không khí; nhà cao tầng mọc lên chi chít. Rồi khi có tiền rồi, thì lại cảm thấy không khí khó thở quá, sinh bệnh vì môi trường ô nhiễm, lại bỏ tiền đi du lịch sinh thái ở một nơi khác.
Cần sự hài hòa, thăng bằng trong cuộc sống
Hạnh phúc là cảm giác thư thái, hài hòa trong nội tâm, nó không đến từ bên ngoài. Cuộc sống con người cần cân bằng, đó là sự hài hòa giữa con người với tự nhiên, một trạng thái cân bằng với tinh thần, đạo đức được tu dưỡng. Người xưa coi trọng “Đức”, ông bà xưa hay nói “để đức lại cho con cháu”, “tích đức”, “tổn đức”. Thông qua tu dưỡng bản thân, chịu khổ, chăm chỉ làm việc, giúp đỡ người khác, người ta sẽ tích đức cho chính mình và cho con cháu. Việc chạy theo tiền một cách mù quáng sẽ làm mất trạng thái cân bằng trong tinh thần và cơ thể, dẫn đến nhiều đau khổ hơn là sự an lạc thực sự trong nội tâm.
( Phúc Long)