Tinh Hoa

Hình ảnh gây kinh ngạc về “đất nước bất hạnh”- Afghanistan

Trong tác phẩm “Người đua diều” của nhà văn Afghanistan- Khaled Hosseini, anh gọi đất nước, dân tộc mình là “đất nước bất hạnh”, “dân tộc bất hạnh”.

Mới đây, tờ tin tức Denver Post của Mỹ đã cho đăng tải một bộ ảnh gây kinh ngạc được chụp từ thập niên 1960, khi đó Afghanistan còn chưa phải đối mặt với những cuộc chiến tranh.

Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư người Mỹ – Giáo sư Đại học William Podlich đã xin nghỉ dạy một thời gian để làm việc cho tổ chức UNESCO và được cử tới thành phố Kabul. Khi đó, vì Afghanistan còn rất yên bình, ông đã mang cả vợ và các con sang sinh sống.

Những bức ảnh do ông Podlich thực hiện khi đó đã được cất giữ cẩn thận, mới đây, người con rể của ông đã đăng tải những bức ảnh này lên trang cá nhân. Sự quan tâm của cộng đồng mạng đối với bộ ảnh lớn bất ngờ khiến nhiều tờ báo Mỹ sau đó đã xin phép đăng tải lại bộ ảnh.

Đặc biệt, rất nhiều người Afghanistan từng phải rời bỏ quê hương, ra nước ngoài sinh sống để tránh chiến tranh, xung đột đã rất cảm động trước những bức hình gợi nhớ về một thuở bình yên của Afghanistan.
 
Những thập niên cuối của thế kỷ 20, Afghanistan liên tiếp phải chịu sự can thiệp quân sự từ phía bên ngoài và những cuộc nội chiến triền miên. Chiến tranh đã đẩy Afghanistan vào bạo lực, bất ổn, đói nghèo… Nhà văn Khaled Hosseini sau khi rời Afghanistan đã viết những cuốn như “Người đua diều”, “Ngàn mặt trời rực rỡ” để miêu tả về sự bất hạnh tận cùng, sự khủng hoảng tận cùng của đất nước, dân tộc mình.
 
Một số hình ảnh bình yên “gây kinh ngạc” về Afghanistan:








Nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Afghanistan khi đó không quá tệ. Đường xá rộng và thoáng, có cả những chiếc xe hơi thời thượng chạy trên các tuyến phố.






Những sinh viên Đại học trong bộ đồng phục mang phong cách phương Tây


Một đặc trưng của Afghanistan là những con đường ngập nắng, bụi bay trắng xóa mỗi khi có một chiếc xe hay cơn gió chạy qua.










Cuộc sống lao động tuy vất vả nhưng ít nhất vẫn còn có sự bình yên.








Những công trình kiến trúc theo phong cách truyền thống ở Afghanistan.






Chợ ở Afghanistan.


Nhà của dân nghèo.










Trẻ em Afghanistan.






Cuộc sống của người Afghanistan từ xưa đến nay vẫn mang nhiều nét truyền thống. Họ đặc biệt đề cao việc giao lưu, gặp gỡ, vì vậy các phiên chợ, các sự kiện của cộng đồng luôn thu hút đông đảo người dân tham gia.

 
Bích Ngọc Theo BI

Nguồn: Dân Trí