Tinh Hoa

Ngày Nay, Thật Khó Khăn Khi Sống Ở Trung Quốc

Ba yếu tố tiếp tục gây trở ngại cho người lao động nhập cư ở Trung Quốc: khó tìm việc làm, khó hòa nhập với cuộc sống thành thị và khó bảo vệ quyền lợi cơ bản của mình.

 

Khó khăn trong việc sinh nở

Thế hệ những người sinh sau những năm 1980 bắt đầu có con. Hiện tượng bùng nổ trẻ em sinh vào năm đẹp khiến giường phụ sản ở các bệnh viện quá tải. Cần phải đặt giường trước hàng tháng, mà cũng chỉ được giữ chỗ trong vài ngày gần ngày sinh. Những bà mẹ sắp sinh cùng gia đình phải chờ kiểm tra thai kỳ bên trong những hành lang bệnh viện đông đúc

Khó khăn trong việc nuôi trẻ

Một cuộc khảo sát gần đây thực hiện bởi một công ty nghiên cứu và tư vấn cho thấy ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và các thành phố khác nơi có chi phí tài chính cao, chỉ những cặp đôi khá giả với thu nhập trên 8000 nhân dân tệ (1300 USD) hàng tháng mới có thể sinh con.

Khó khăn trong thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em

Trong khi sự tin tưởng của người tiêu dùng dành cho ngành sữa bột Trung Quốc suy sụp, một công ty sữa bột nước ngoài đã thừa cơ hội để trở thành một “thế lực” trong ngành công nghiệp sữa. Tuy nhiên sữa nhập khẩu thì đắt hơn và giá cả lại tăng thường xuyên.

Khó khăn để vào một trường mẫu giáo tốt

Khi nói chuyện với các bậc phụ huynh ở Trung Quốc, nhiều người phàn nàn rằng thật khó để cho con của họ vào một trường mẫu giáo tử tế; một số phụ huynh nghĩ rằng nó còn khó hơn cả việc vào đại học. Hiện tại, ở Bắc Kinh, Thượng Hải, tỉnh Quảng Đông, tỉnh Giang Tây và những nơi khác, có một hiện tượng xã hội mới về tình trạng khó khăn trong việc đăng ký học mẫu giáo.

Các trường đại học gặp khó khăn

Trung Quốc có một số lượng đáng kể sinh viên đại học, nhưng không có nhiều trường đại học đào tạo được các sinh viên xuất sắc. “Tại sao các trường đại học của chúng ta lại thất bại trong việc đào tạo tài năng?” Đó là câu hỏi nổi tiếng được đặt bởi Tiền Học Sâm, nhà khoa học lỗi lạc từng tốt nghiệp Học viện công nghệ California. Ông là người sáng lập ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc.

Tìm việc làm thật khó khăn

Số liệu cho thấy năm 2010 có 6.3 triệu cử nhân đại học Trung Quốc phải chờ tìm việc; năm 2009, số lượng sinh viên khoảng 6.11 triệu, tỉ lệ có việc làm là 68% và số lượng người thất nghiệp là 1.96 triệu.
 

  

Số liệu cho thấy năm 2010 có 6.3 triệu cử nhân đại học Trung Quốc phải chờ tìm việc.

Cuộc sống của lao động nhập cư gặp khó khăn

Đầu năm 2010, “thế hệ người lao động nhập cư mới” được đưa tin thường xuyên bởi truyền thông. Người lao động nhập cư đến từ các vùng nông thôn có ba trở ngại được nhận định như sau: khó tìm việc làm, khó hòa nhập với cuộc sống đô thị và khó bảo vệ quyền lợi cơ bản của mình. Những yếu tố này tiếp tục khiến người lao động nhập cư ở Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. 




Cuộc sống của nông dân gặp khó khăn

Bởi sự tồn tại của hệ thống kép thành thị- nông thôn, mà người nông dân phải trả rất nhiều cho anh ninh cộng cộng, giáo dục và các dịch vụ khác so với những người dân thành thị. 

Khó khăn trong chi tiêu các mặt hàng gia dụng.

Từ năm 2010, từ “lạm phát” liên tục đánh vào dây thần kinh mỏng manh của người dân Trung Quốc. Giá cả của các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, rau quả, sữa bột, thuốc men, điện, nước, rượu và bột mỳ, tất cả đều tăng giá. Thứ duy nhất không tăng là lương của người dân.

Khó khăn trong việc kết hôn

Hiện tại ở Trung Quốc, tỉ lệ giới tính của người dưới 19 tuổi đã mất cân bằng nghiêm trọng. Vào năm 2020, số nam thanh niên đến tuổi lập gia đình sẽ nhiều hơn số nữ cùng tuổi là 24 triệu. Vì vậy, Trung Quốc dự đoán sẽ thấy hiện tượng hàng triệu nam thanh niên gặp khó khăn trong việc ghép đôi với nữ giới.

Tình trạng mất cân bằng dân số nghiêm trọng xuất hiện do “chính sách một con” được thực thi trên toàn quốc bởi đảng cộng sản. Các gia đình chỉ được có một con nhưng theo truyền thống thì con trai được chuộng hơn. Việc phá thai được thực hiện để đảm bảo rằng bào thai nam được phát triển đầy đủ còn bào thai nữ thì không.

Khó khăn trong việc quản lý rác thải

Một tập đoàn truyền thông báo cáo rằng hơn một phần ba các thành thị ở Trung Quốc đang bị bao vây bởi rác thải. Một nguồn tư liệu khác chỉ ra rằng ngoại trừ các khu vực nông thôn, trong số 668 thành thị ở Trung Quốc, hai phần ba bị bao vây bởi rác và một phần tư không có bãi rác thải. Tiêu biểu, trong khoảng không gian bao quanh nhiều thành phố, các bãi rác chiếm hơn 500 triệu mét vuông.

Khó khăn để nói lên sự thật

Trên hết, nói lên sự thật là một trong những nhân tố quan trọng bị thiếu hụt hàng đầu ở Trung Quốc ngày nay. Sự phát triển nhanh chóng của xã hội Trung Quốc đã bộc lộ sự gia tăng về thiếu hụt lòng tin và thiện ý trong cộng đồng. Người dân không còn tin tưởng vào chính quyền của đảng cộng sản.


 

Sự mất cân bằng nghiêm trọng tỉ lệ nam-nữ xuất hiện do “chính sách một con” được thực thi bới chính phủ đảng cộng sản Trung Quốc trên toàn quốc.

(Theo secretchina)