Tinh Hoa

3 lý do chúng ta có thể đang sống trong một thế giới đa vũ trụ

Vũ trụ mà chúng ta đang sống có thể không phải là vũ trụ duy nhất. Trên thực tế, vũ trụ của chúng ta có thể chỉ là một trong hằng hà vô số vô lượng vũ trụ mà tạo nên một thứ mà chúng ta gọi là “đa vũ trụ”.

Mặc dù lý thuyết này có thể chỉ dành cho những người nhẹ dạ cả tin, nhưng nó được giả định bằng các kiên thức vật lý thiết thực. Và không chỉ có một con đường khiên người ta tin vào “đa vũ trụ”-có rất nhiều giả định vật lý được kiến tạo một cách độc lập đều chỉ đến hệ quả này. Trên thực tế, nhiều chuyên gia tin rằng sự tồn tại của các vũ trụ ẩn là rất dễ xảy ra.

Dưới đây là ba lý thuyết khoa học xác đáng nhất gợi ý cho chúng ta về khả năng tồn tại của một “đa vũ trụ”:

1.Vô lượng vũ trụ

Các nhà khoa học không biết chắc rằng hình dạng cua thời-không( thời gian, không gian, gọi tắt chung là thời-không) là gì, nhưng có thể, nó là hình dẹt, hay là mặt phẳng( trài ngược với hình cầu, hoặc hình bánh donut) và kéo dài vô tận. Nhưng nếu thời-không kéo dài vô tận, vậy nó hằn phải tự lặp lại ở một điểm nào đó, bởi vì chỉ có hữu hạn các cách sắp xếp các phân tử trong thơi-không. 

Chúng ta đều biết một chất hóa học được tạo thành từ một số lượng nhất định các nguyên tử khác nhau. Ví như C02 là khí Cácbonic mà con người thở ra trong quá trình trao đổi khí với môi trường xung quanh, cấu thành từ một nguyên tử Cacbon và hai nguyên tử Ô xy. Nhưng nếu chúng ta thêm một nguyên tử Ô xy nữa vào thành phần của chúng, tức là CO3, thì chúng ta sẽ có hợp chất tạo nên lớp Ozone trong bầu khsi quyển của trái đất. Thế là để nói rằng bất kỳ hợp chất nào trong vũ trụ chúng ta đều được cấu thành nên theo hai cách: loại nguyên tử(cacbon, Oxy) và số lượng nguyên tử(Oxy 2, Cacbon 1). 

Vậy chúng ta hãy thử nghĩ xem, nếu giả định rằng số lượng các loại nguyên tử là hữu hạn, tức là có thể đếm được, bất kể là nó nhiều bao nhiêu, giống như  số lượng hạt thóc trong một bình gạo, tuy nhiều nhưng có thể đếm được, vậy thì, chúng ta có thể kết luận rằng số lượng các cách sắp xếp các nguyên tử đó cũng là hữu hạn, tức là số lượng các hợp chất có thể được tạo nên cũng là hữu hạn. Vậy nếu vũ trụ là hình dẹt, là hình một mắt phẳng, như mặt phẳng tọa độ Oxy, và kéo dài vô hạn theo chiều dọc và ngang, vậy phải chăng sẽ có một lúc nào đó chúng sẽ bắt gặp một hợp chất có cách sắp xếp tượng tự nhau. Suy rộng ra, phải chăng chúng ta sẽ có thể bắt gặp một trái đất tương tự như của chúng ta, trong đó cũng có chúng ta-một bản sao thứ hai của chúng ta vậy, bởi vì cấu tạo nên một con người cũng là do các hợp chất vi quan hơn tạo thành.
Các bạn hãy nhìn hình ở dưới, mỗi tấm ván ở dưới có thể coi là một vũ trụ, là một mặt phẳng dẹt. Lý do nó là một mặt phẳng bời nếu nhìn từ xa, hệ măt trời chẳng hạn, gồm chín đại hành tinh, bao gồm trái đất, mặt trời,… Các hành tinh quay quanh mặt trời, mà nếu nhìn đủ xa thì sẽ thấy nó giống như cái đĩa, là hình dẹt. 
Nếu vũ trụ kéo dài vô tận theo hai chiều của mặt phẳng đó, thì phải chăng khi đến một điểm nào đó, sẽ có một tấm ván nào đó giống hệt tấm ván tượng trưng cho vũ trụ chúng ta, nơi đó cũng có con người như chúng ta, có một cá nhân bản sao có cuộc đời giống như hệt.

2. Vũ trụ bong bóng

Ngoài “đa vũ trụ” được tạo thành bằng việc kéo dãn vô tận thời không theo hai chiều dọc ngang, các vũ trụ khác cũng có thể được tạo ra từ lý thuyết “giãn nở vô tận”. Giãn nở là lý thuyết trong đó vũ trụ phình ra nhanh chóng sau vụ nổ BIg Bang, như một quả bóng. Big Bang là lý thuyết mà một khối lượng vật chất không lồ tạo ra vũ trụ hiên nay trước đây được ép lại bằng chỉ một điểm nhỏ, sau một dư chấn nhất định điểm nhỏ đó giãn nở ra, dần dần qua thơi gian thì to lớn như vũ trụ chúng ta thấy hiện nay. Lý thuyết “giãn nở vô tận” nhận định rằng một phần thiều số các vật chất vũ trụ ngừng giãn nở, trong khi vũ trụ nói chúng thì vẫn tiếp tục giãn nở, tạo nên các bong bóng vũ trụ( hình dưới)

 Như vậy, vũ trụ của chúng ta, nơi mà sự giãn nở đã kết thúc, cho phép các vì sao và các hệ ngân hà hình thành, vẫn chỉ là một quả bóng nhỏ trong vô vàn các quả bóng, mà một số trong chúng vẫn tiếp tục nở ra. Bên trong những quả bóng khác nhau, định luật vật lý và kết cấu vật lý có thể khác xa chúng ta.

3.Vũ trụ song song

Một ý kiến khác đến từ “lý thuyết dây”, các vũ trụ song song với nhau. Nó cho rằng có nhiều chiều không gian hơn là chỉ 3 chiều không gian(dọc, ngang, bên) mà
chúng ta vẫn nhận thức. Các chiều không gian có thể lên đến con số 4,5, hoặc bảy. Chính vì các chiều không gian có thể lên đến các con số lớn như vậy, việc chạm vào, nhìn thấy, cảm nhận là ngoài tầm với cảu khoa học đương đại vốn chỉ nhận thức được sự vật hiện tượng trong một không gian ba chiều. 

Nhà vật lý học Brian Greene diễn tả ý tưởng này như sau:
-“Vũ trụ của chúng ta là một trong số nhiều mành vũ trụ tiêm năng trôi nổi trong các chiều không gian cao hơn, giống như một lát bánh mì trong một ổ bánh mỳ” 
 

Theo space.com(qua chỉnh lý và bổ sung của người viết)
Viết bởi Lộc Hà.