Tinh Hoa

“Đặc trưng Trung Hoa” trong văn hoá Trung Quốc ngày nay là gì?

Văn hoá Trung Hoa ngày nay: Một cuộc “họp” chính thức giữa các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc chỉ là một cuộc họp hình thức. Chẳng có gì được thảo luận cả.

Cái gọi là “Đặc trưng Trung Hoa” trong văn hoá Trung Quốc ngày nay thể hiện sự đối lập rõ nét so với các quốc gia khác trên thế giới. Những lý do đằng sau hiện tượng thú vị này là gì. Và đây là một vài đặc trưng trong số đó:

1. Lãnh đạo nào cũng muốn tổ chức họp, nhưng chẳng có gì để thảo luận cả

“Họp hành” ở Trung Quốc khá là khác với những nước khác, đặc biệt là họp giữa các vị lãnh đạo chính trị. Ở nước ngoài, các cuộc họp được tổ chức là để cùng nhau xem xét sự khác biệt, tìm cách giải quyết vấn đề thông qua thảo luận và để từ đó có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, trong văn hoá Trung Quốc ngày nay, những vẫn đề như vậy không bao giờ được thảo luận trong cuộc họp, bởi vì các ý kiến khác nhau đã được giải quyết ở bên ngoài một cách riêng tư như một cuộc mua bán trước cuộc họp hoặc tại bữa tối “thân mật”. Một cuộc họp chính thức, từ đầu đến cuối, chỉ mang tính hình thức. Hơn thế nữa, biểu quyết bằng cách giơ tay được ưa chuộng ở Trung Quốc để mọi người biết ai là người phản đối đề xuất được đưa ra. Trên bề mặt, gần như tất cả các cuộc họp đều thành công rực rỡ, không có tranh cãi và các đề xuất thậm chí còn được “nhất trí hoàn toàn”, nhưng điều này thực sự là kết quả của việc “giữ thể diện” và nỗi sợ hãi trước sự đàn áp của chế độ độc tài chuyên chế. Tại Trung quốc, dùng từ không cẩn trọng có thể bị khép vào “tội loạn ngôn”, vì vậy, người dân buộc phải che giấu những suy nghĩ thật của mình.

2. Nhân quyền bao gồm quyền được sống

Đối với hầu hết người dân Trung Quốc, sống sót còn quan trọng hơn quyền con người – nếu cuộc sống của một người không được đảm bảo thì thật là vô nghĩa khi ra sức sức biện hộ cho nhân quyền. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, mặc dù nó được chấp nhận rộng rãi ở Trung Quốc. Cái gọi là nhân quyền khác với quyền được sống. Quyền được sống là quyền tự nhiên bẩm sinh của mỗi người và không cần phải được pháp luật thừa nhận. Nhưng nhân quyền, đặc biệt là các quyền liên quan tới chính trị, được cho là thuộc về nhân dân thì cần phải được pháp luật bảo vệ bởi vì chúng rất dễ bị tước đoạt. Trộn lẫn khái niệm của hai thuật ngữ này và khiến người dân hiểu sai là phổ biến ở Trung Quốc. Thế nên không có gì lạ là có rất ít luật bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc và báo cáo về nhân quyền ở Trung Quốc rất tệ.

3. Có quyền mua bán nhà nhưng không bao gồm quyền sở hữu đất

Theo Luật Đất đai của Trung Quốc, đất ở khu vực nông thôn là sở hữu chung, không thuộc sở hữu của nông dân, trong khi đất đô thị là của nhà nước, không thuộc sở hữu của tư nhân. Người dân cần phải thuê đất của Chính phủ. Đây là lý do tại sao tất cả các cấp chính quyền có thể không ngừng được nhận tiền bằng cách liên tục thu phí từ người dân.

4 . Mối quan hệ mật thiết giữa quan chức và doanh nhân

Ở Trung Quốc, nếu muốn giàu có, bạn cần phải dựa vào Chính phủ. Nếu một doanh nhân muốn kiếm được nhiều tiền hơn thì cần phải hợp tác với các quan chức. Ngược lại, các quan chức nếu muốn thành công trong sự nghiệp thì trước hết cần phải biết làm thế nào để “thu hút kinh doanh và đầu tư”! Hay nói cách khác, một trong những biểu hiện của việc thành công trên con đường quan chức là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với doanh nhân và cả hai bên có thể bổ trợ cho nhau, thực hiện vai trò của mình và cùng có lợi.

5. Tôn sùng lãnh đạo

Có thể thấy việc tôn sùng lãnh đạo hiện hữu gần như khắp mọi nơi và tại tất cả các cơ quan, tổ chức ở Trung Quốc. Ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể nghe thấy câu này “Tôi chỉ nghe lời lãnh đạo!”. Điều này khiến các vị lãnh đạo trở nên độc tài, hống hách và kiêu ngạo. Hiện tượng này có thể là di lưu từ chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ở Trung Quốc, người ta không thể chỉ trích các nhà lãnh đạo, đặc biệt là các nhà lãnh đạo quốc gia, nếu trái lại hậu quả sẽ thật thảm khốc.
 

Văn hóa Trung Hoa ngày nay: Có rất ít luật bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc và báo cáo về nhân quyền ở Trung Quốc rất tệ.

(Theo Chinagaze)