Tinh Hoa

Thành ngữ Trung Hoa: Huyền lương thứ cổ – Học hành chăm chỉ và làm việc không mệt mỏi

Trong thời Chiến Quốc của lịch sử Trung Hoa, có một nhà quân sự là Tô Tần (380-284BC). Mặc dù gia cảnh rất nghèo khó, ông đã có khát vọng thành công từ khi rất trẻ. Ông học từ sáng sớm tới đêm khuya và nhiều khi cảm thấy rất mệt mỏi sau nhiều giờ học liên tiếp. Ông phát hiện ra mình có thể giữ tỉnh táo bằng cách dùng dùi đục đâm vào đùi. Sự đau đớn sẽ giúp ông tỉnh táo và tiếp tục học. Sau bao nhiêu cố gắng, Tô Tần đã nổi tiếng khắp nơi vì hiểu biết uyên bác của mình. Ông được phong tể tướng ở 6 quốc gia: Tề, Chu, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy và nước Tần quê hương của ông.

 

Sau đó thành ngữ “Huyền lương thứ cổ” được người đời dùng để khích lệ học hành và làm việc chăm chỉ.

Một câu chuyện khác dẫn chúng ta tới triều đại nhà Hán. Đó là chuyện về một chàng trai trẻ tên là Tôn Tĩnh, người rất chăm chỉ. Ông ở nhà và có sở thích là đọc sách. Bởi vì ít khi ra ngoài nên khi ra chợ mọi người gọi ông là “ông đóng cửa”. Tôn Tĩnh học đến tận nửa đêm và thỉnh thoảng ngủ gật. Để giữ tỉnh táo, ông buộc dây thừng lên mái nhà và cột tóc của mình vào. Khi nào ngủ gật trên bàn học, sợ dây sẽ kéo tóc của ông. Sự đau đớn sẽ giúp ông tỉnh lại và tiếp tục học. Sau nhiều năm học hành chăm chỉ, ông cuối cùng trở thành một học giả uyên bác và nổi tiếng.

 

Hai câu chuyện này là ví dụ điển hình thường hay được nhắc đến của câu thành ngữ “Huyền lương thứ cổ” và đã cổ vũ tinh thần cho nhiều thế hệ khác nhau. Nếu bạn tận tâm tận lực vào công việc đang làm, thành công không còn xa nữa đâu!

(Theo Chinagaze)