Tinh Hoa

Con 11 tuổi bị hãm hiếp – mẹ bị bắt vì kháng nghị


Vào năm 2006, con gái 11 tuổi của Tang Hui đã bị bắt cóc, cưỡng hiếp và buộc phải bán dâm. Đứa trẻ được cứu ra sau hai tháng. Hai trong số bảy kẻ bắt cóc bị kết án tử hình. Sau phán quyết, cô Tang đã kháng nghị trước cơ quan chính quyền địa phương yêu cầu mức án cao hơn đối với năm kẻ còn lại. Tuy nhiên chính cô đã bị bắt và bị kết án 18 tháng trong một trại lao động vì tội “gây rối trật tự xã hội” 

Con 11 Tuổi Bị Hãm Hiếp – Mẹ Bị Bắt Vì Kháng Nghị

Vào thứ hai ngày 15 tháng bảy, một tòa án Trung Quốc đã phán quyết bồi thường cho một người mẹ bị đưa đến một trại lao động sau khi đòi công lý cho con gái mình đã bị cưỡng hiếp, trong một vụ án cấp cao gây ra tranh luận về việc cải cách hệ thống trại lao động gây tranh cãi.

Chính quyền thành phố Vĩnh Châu, phía nam của tỉnh Hồ Nam đã kết án Tang Hui 18 tháng trong một trại lao động tháng Tám năm ngoái vì tội “gây rối trật tự xã hội” sau khi cô yêu cầu những người đã hãm hiếp cô con gái 11 tuổi của mình lúc đó phải bị tử hình.

Hệ thống “lao động cải tạo” của Trung Quốc, được đưa ra từ năm 1957, cho phép cho cảnh sát và các cơ quan khác giam giữ người tới bốn năm mà không qua quy trình xét xử.

Dù bị chỉ trích từ quốc tế về các trại lao động bấy lâu nay, phần lớn người Trung Quốc không biết đến chúng vì nhiều người bị giam giữ là những người nghèo và ngoài rìa của xã hội và các vụ án của họ không được công khai.

Nhưng Tang nhận được sự chú ý rộng rãi theo báo cáo trên phương tiện truyền thông nhà nước, với vụ án của một người mẹ đòi công lý cho con gái mình, đã gây tiếng vang với công chúng.

Phương tiện truyền thông nhà nước và người dùng tiểu blog đã theo dõi vụ án và chất vấn về hệ thống trại lao động, cho rằng nó vi phạm nhân quyền và các quy định pháp luật. Một nhóm luật sư đã viết thư cho chính quyền trung ương tìm cách bãi bỏ hệ thống này.

Tang đã bị giữ hơn một tuần trong trại trước khi được thả ra sau sự phản đối của công chúng.

Vào Thứ hai, tòa án tối cao Hồ Nam lật ngược phán quyết hồi Tháng tư từ tòa án cấp dưới và yêu cầu ủy ban cải tạo lao động thành phố Vĩnh Châu cấp 2.941 nhân dân tệ (480 USD) cho Tang để bồi thường việc vi phạm quyền tự do cá nhân và quấy nhiễu tinh thần cô, truyền hình nhà nước CCTV đưa tin.

Tuy nhiên, tòa án tối cao Hồ Nam vẫn cho rằng hành vi Tang là phạm pháp, họ không yêu cầu chính quyền Vĩnh Châu công bố một lời xin lỗi bằng văn bản cho Tang như cô đã yêu cầu.

(Theo NTDTV)