Tinh Hoa

Bí mật chiếc cặp hạt nhân của Tổng thống Nga

3 chiếc vali đen với các thiết bị điện tử dày đặc, chúng được trang bị hệ thống liên lạc mã hóa đặc biệt và luôn sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân.
Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nga, 3 chiếc vali chống đạn sẽ có cơ chế đưa ra lời cảnh báo cho 3 người nắm giữ chúng cùng lúc.

Bên trong các vali này là hệ thống điện tử phức tạp, liên kết trực tiếp đến chỉ huy và hệ thống điều khiển của Lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.

Hình ảnh hiếm hoi về chiếc vali hạt nhân của Tổng thống Nga 


Tên gọi của các vali hạt nhân của Nga là Cheget, đặt tên theo dãi núi Cheget ở vùng Kabardino-Balkaria, Nga. Nhiệm vụ của chúng là cho phép Tổng thống theo dõi một cuộc khủng hoảng hạt nhân nào đó, đưa ra quyết định và chuyển mệnh lệnh đó đến quân đội.

Biểu tượng quyền lực của Tổng thống Nga

Cheget chính là biểu tượng sức mạnh của Tổng thống Nga, được bàn giao qua các nhiệm kì. Tuy nhiện, hiện nay, Nga được cho là có tới 3 chiếc vali hạt nhân, do Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng quân đội quản lí.

Nó luôn có mặt trong các chuyến công du của Tổng thống Nga. Các sĩ quan làm nhiệm vụ canh gác chiếc vali trong các chuyến đi của Tổng thống được chính Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga lựa chọn.

Tổng thống Putin nhận lại chiếc cặp hạt nhân tại điện Kremlin năm 2012 


Trong mỗi phiên trực các sĩ quan không chỉ canh gác mà còn phải đảm bảo khả năng hoạt động thông suốt của các thiết bị điện tử cũng như sóng mã hóa của Cheget.

Cheget sử dụng hệ thống tín hiệu mã hóa Kazbek, theo tên một dãy núi của Nga với khả năng điều khiển tên lửa hạt nhân kể cả hệ thống thông tin chính đã bị phá hủy. 
Kazbek là hệ thống liên lạc đặc biệt bao gồm cả dây cáp, sóng radio và sóng vệ tinh nhân tạo.

Tổng thống Putin nhận vali hạt nhân năm 1999 


Cheget được nghiên cứu và ra đời từ đầu những năm 1980, dưới sự chỉ đạo của giám đốc KGB khi đó là Yury Andropov, được xem là hệ thống đỉnh cao trong Chiến tranh lạnh . Đến tháng 3/1985, Chetget chính thức được đưa vào sử dụng dưới sự kiểm soát của Mikhail Gorbachev.

‘Quái vật’ trong kho vũ khí hạt nhân Nga

Sở dĩ, khả năng phát động được giao cho Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng quân đội vì kho vũ khí hạt nhân của Nga có khả năng hủy diệt cực kì lớn với các loại tên lửa khủng khiếp như Bualva hay Topol – M.

Bulava là loại tên lửa liên lục địa đang được phát triển, hoạt động bằng nhiên liệu rắn, dự kiến sẽ trang bị cho tàu ngầm tên lửa lớp Borei hiện đại của Nga.

Tên lửa liên lục địa Bulava được phóng đi từ tàu ngầm lớp Borei trong lúc thử nghiệm 


Trong tương lai Bulava, cùng với 2 loại tên lửa liên lục địa đất liền RS-12M và RS-24 sẽ là xương sống cho lực lượng tên lửa của Nga.

Đây cũng là dự án phát triển vũ khí đắt nhất của Nga hiện nay. Trong tiếng Nga, Bulava có nghĩa là ‘chiếc gậy’ một biểu tượng về vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân quốc gia này.

Ngoài hệ thống tên lửa hạt nhân có khả năng triển khai từ tàu ngầm, Nga còn sở hữu các tên lựa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và tầm bắn lên đến hàng nghìn km như Topol.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol của Nga 


Tên lửa xuyên lục địa Topol đã có “tuổi thọ” trong quân ngũ lên tới 23 năm và vẫn đang phát huy được uy lực. Đây là loại tên lửa có khả năng mang 1 đầu đạn hạt nhân với sức công phá 550 kilotons và tầm hoạt động lên tới 10.000 km.

Các tổ hợp tên lửa xuyên lục địa Topol được xem là những vũ khí chiến lược chủ công trong kho vũ khí chiến lược tầm xa của quân đội Nga.

Video thể hiện sức mạnh hạt nhân của quân đội Nga

Tính đến thời điểm hiện tại, SMF – Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đang vận hành và khai thác 48 hệ thống phóng tên lửa chiến lược mặt đất dạng hầm  và 6 tổ  hợp phóng tên lửa từ xe vận tại chuyên dụng.
Tùng Đinh

(vtc.vn)