Có thể bạn đã nghe đến cái tên Nelson Mandela nhưng bạn có thực sự biết ông là ai?
Có lẽ bạn click vào video này bởi vì bạn muốn biết Nelson Mandela là ai… Vậy ông là ai?
Nói ngắn gọn, Nelson Mandela là một nhà đấu tranh cho nền dân chủ. Ông đã chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, và vì thế được trao giải Nobel vì Hòa bình. Ông được bầu làm Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi vào năm 1994 – một cuộc bầu cử mà mọi người dân, cả da trắng và da đen, đều có quyền bỏ phiếu. Ông đã đạt được điều đó sau khi trải qua hơn 20 năm tù vì mục tiêu dân chủ của mình. Thậm chí người ta còn chỉ định một ngày để kỷ niệm những đóng góp và hy sinh của Mandela – đó là ngày sinh nhật của ông, ngày 18 tháng 7.
Vậy, làm sao mà Mandela đạt được chuỗi kỳ tích như vậy?
Neslon Mandela được sinh ra ở Nam Phi vào khoảng năm 1918. Tại thời điểm đó, đất nước bị cai trị bởi một số thiểu số người da trắng, những người này đã thực thi các quy định phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử đối với những người da đen bản xứ…
Sau khi dẫn đầu nhóm chống phân biệt chủng tộc bất hợp pháp, Mandela đã bị bắt vào năm 1963, và bị đưa ra xét xử vào năm sau đó.
Tại phiên tòa, ông đã phát biểu câu nói nổi tiếng:
“Tôi chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi cũng chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi đã ấp ủ những lý tưởng của một xã hội dân chủ và tự do, trong đó tất cả mọi người sống hòa thuận và bình đẳng. Đó là một lý tưởng mà tôi sống vì nó và mong muốn đạt được nó. Nhưng nếu cần, tôi cũng sẵng sàng chết vì lý tưởng ấy.”
May mắn thay, Mandela đã không chết vì nguyên nhân này, ông đã bị kết án tù chung thân, cùng với bảy người khác trong năm 1964. Trong thời gian ở tù, mẹ của Mandela qua đời, và ông đã không được tham dự tang lễ của bà.
Thật may mắn vì Mandela đã không kết thúc cuộc đời của mình trong tù. Năm 1985, Tổng thống Nam Phi vào thời điểm đó, P.W. Botha, đề nghị thả tự do cho Mandela với điều kiện là ông phải từ bỏ phương pháp bạo lực của mình. Mandela đã từ chối và ở lại trong tù. Sau đó, mãi cho đến khi cuộc vận động quốc tế cho tự do của Mandela trở nên dữ dội, và Tổng thống Botha bị đột quỵ và được thay thế bởi một tổng thống mới, de Klerk, Mandela cuối cùng đã được thả tự do vào năm 1990…
Bấy giờ Mandela lập tức quay trở lại công việc. Năm tiếp theo, ông trở thành chủ tịch của ANC, và tiếp tục đòi hỏi cho quyền bỏ phiếu bình đẳng của người da đen.
Mandela đã phải tiến hành các cuộc đàm phán chính trị khó khăn với Tổng thống de Klerk để kết thúc nạn phân biệt chủng tộc, và trong năm 1993, cả hai ông đã được trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực của họ.
Và một năm sau đó, vào ngày 27 tháng 4 năm 1994, Mandela được bầu cử một cách dân chủ trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. Ông đã bỏ phiếu, cũng giống như những công dân Nam Phi da đen và da trắng khác…
Và ông đã không dừng lại ở đó. Trong 5 năm cầm quyền, Mandela đã giám sát Ủy ban Sự thật và Hòa giải – TRC (the Truth and Reconciliation Commission). TRC được thành lập như một diễn đàn để công bố những tội ác đã xảy ra dưới nạn phân biệt chủng tộc và cấp lệnh ân xá có điều kiện cho các thủ phạm nếu họ thú nhận, TRC có lẽ là di sản lớn nhất của ông trong khi còn tại chức.
Không có gì lạ khi vào năm 2009, ngày 18 tháng 7, ngày sinh nhật của ông Mandela, được chỉ định là Ngày Quốc tế Nelson Mandela, một cách để tưởng nhớ tất cả những công lao của ông. Đó chỉ là một trong số hơn 340 danh hiệu Mandela đã nhận được trên toàn thế giới.
Vậy là giờ đây bạn đã biết thêm một chút về người đàn ông nổi tiếng này, bạn sẽ có thể hiểu tại sao ông ấy rất được người dân Nam Phi yêu mến, và được kính trọng trên toàn thế giới.
(Theo NTDTV)