Tờ báo Guardian của Anh đã xác định danh tính một cựu nhân viên kỹ thuật của
tình báo Mỹ CIA – người được cho là nguồn tin tiết lộ chương trình do thám bí
mật của Mỹ.
Edward Snowden |
Edward Snowden năm nay 29 tuổi, là trợ lý kỹ thuật tại CIA, hiện đang làm
việc cho nhà thầu quốc phòng Booz Allen Hamilton.
Tờ Guardian cho biết việc tiết lộ danh tính này thể theo đúng yêu cầu của
Edward Snowden.
Theo các dữ liệu do Edward Snowden tiết lộ, cơ quan tình báo Mỹ đã thu thập
hàng triệu băng ghi âm điện thoại và kiểm soát dữ liệu internet.
Những thông tin ban đầu được tiết lộ vào đêm thứ Tư tuần qua. Tờ Guardian đã
đưa tin rằng một phiên tòa bí mật tại Mỹ đã yêu cầu công ty điện thoại Verizon
chuyển giao lại cho Cơ quan An ninh Nội địa (NSA) hàng triệu băng ghi âm các
cuộc điện thoại ‘dữ liệu khổng lồ’.
Kho dữ liệu khổng lồ này bao gồm các thông số về tất cả các số điện thoại
tiến hành cuộc gọi, thời lượng, thời gian, ngày và địa điểm (với các số điện
thoại di động sẽ được xác định từ các tháp truyền tín hiệu).
Ngay sau các tiết lộ này là một báo cáo đăng tải trên cả Washington Post và
Guardian, trong đó cho biết NSA đã thâm nhập vào các máy chủ của chín hãng
internet lớn – gồm có Facebook, Google, Microsoft và Yahoo để theo dõi các trao
đổi trực tuyến trong chương trình Prism.
Tất cả các công ty internet đều phủ nhận việc cho phép chính phủ Mỹ thâm nhập
vào máy chủ của họ.
NSA đã đệ trình một báo cáo với Bộ Tư pháp về các vụ rò rỉ này.
Hiện, vụ việc đang được chuyển sang Bộ Tư pháp xử lý.
Phần mềm Prism được cho là đã giúp cho NSA và Cơ quan điều tra Liên bang Mỹ
(FBI) thâm nhập trực tiếp vào các email, các đoạn hội thoại và các hình thức
liên lạc khác từ các máy chủ của các công ty internet lớn của Mỹ.
Dữ liệu này được sử dụng để theo dõi các nghi phạm khủng bố hoặc do thám nước
ngoài. NSA cũng đang thu thập các ghi âm điện thoại của khách hàng Mỹ, nhưng
không ghi lại nội dung của các cuộc điện thoại.
Hôm thứ Bảy tuần qua, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper phát biểu:
“Tôi hy vọng là chúng ta sẽ tìm ra kẻ nào đang làm việc này, bởi vì việc đó vô
cùng nguy hiểm, và nó ảnh hưởng tới an toàn và an ninh của đất nước”.
Prism được thành lập năm 2007, cho phép do thám sâu hơn vào các cuộc trao đổi
trực tiếp và lưu trữ thông tin về những người nước ngoài ở bên ngoài nước Mỹ.
Nội dung của các cuộc trao đổi qua điện thoại – bất kể mọi người nói với nhau
điều gì trên điện thoại – đều được bảo vệ trong Tu chính án thứ Tư của Hiến pháp
Mỹ.
Các thông tin cia sẻ với bên thứ ba – như là các công ty điện thoại – cũng
không nằm ngoài giới hạn này.
Điều đó cũng có nghĩa là dữ liệu về các cuộc điện thoại – chẳng hạn như thời
điểm và thời lượng vẫn có thể bị các quan chức chính phủ tiếp cận.
Snowden đã bay sang Hong Kong hôm 20/5, và thuê một phòng khách sạn tại đây.
“Tôi không muốn sống trong một xã hội làm những chuyện như thế này… Tôi
không muốn sống trong một thế giới nơi mà mọi thứ tôi làm và nói đều bị ghi lại”
– Snowden nói.
Chương trình Prism được ủy quyền theo các thay đổi đối với luật theo dõi tại
Mỹ, được thông qua dưới thời Tổng thống Bush và được tiếp tục lại vào năm ngoái
dưới thời Tổng thống Obama.
Tổng thống Obama đã bảo vệ chương trình theo dõi này là một sự ‘xâm phạm vừa
phải’ vào đời sống riêng tư, nhưng cần thiết để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công
khủng bố.
“Không ai nghe các cuộc điện thoại của các bạn. Chương trình này không phải
như vậy” – ông Obama nói và nhấn mạnh rằng các chương trình này đều được Quốc
hội ủy quyền.
Diễn biến sự việc Ngày 5/6: Tờ Guardian đưa tin Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đang thu thập Ngày 6/6: Tờ Guardian và Washington Post đưa tin NSA và FBI đang thâm nhập Ngày 7/6: Tờ Guardian đưa tin Tổng thống Obama đã yêu cầu cơ quan tình báo Ngày 7/6: Tổng thống Obama bảo vệ chương trình này, nói rằng các hoạt động Ngày 8/6: Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã gọi việc Ngày 9/6: Tờ Guardian đã xác định danh tính người tiết lộ thông tin này là |
Lê Thu (theo BBC/Asia One/CNA)
(vietnamnet.vn)