Tinh Hoa

Thủy quái kì dị xuất hiện ở bờ biển Việt Nam

 

 
Đó là một loài cá có thân mỏng dẹt và dài tới nhiều mét, da lốm đốm, vây đỏ tươi, trên đỉnh đầu có mào tua tủa… Ảnh: một con ‘thủy quái’ dài 4m, nặng 30kg được người dân
 
Đó chính là cá mái chèo (oarfish) thuộc họ cá Regalecidae, được ghi nhận là loài cá dài nhất thế giới còn tồn tại
 
Kỷ lục từng được Sách Guinnes ghi nhận về chiều dài của loài cá này là 17m.
 
Chiều dài khủng khiếp cùng hình thù kì dị khiến cá mái chèo thường được mô tả trong các tài liệu của thủy thủ thời xưa như một loài quái vật biển.
 
Chúng cũng là một trong những loài cá bí ẩn nhất đại dương, thường sống dưới độ sâu 1.000, nhưng cũng không hiếm khi ngoi lên mặt nước để kiếm ăn.
 
Miệng của cá mái chèo có cấu tạo như một chiếc mỏ lồi ra ngoài và không có răng. Một điểm lạ lùng nữa là chúng không có bong bóng khí như ở những loài cá khác.
 
Tuy ‘to xác’ nhưng cá mái chèo chỉ ăn các loài động vật phù du trôi nổi, giáp xác, các loài cá nhỏ…
 
Thịt của cá mài chèo dở tệ. Nó chủ yếu có giá trị như một mẫu vật dành cho các nhà khoa học hoặc giới sưu tầm tiêu bản
 
Vì ẩn mình dưới biển sâu nên loài cá này ít khi bị bắt sống. Chúng thường chỉ được ghi nhận khi đã chết và trôi dạt vào bờ.
 
Phạm vi phân bố của cá mái chèo tương đối rộng. Chúng được phát hiện tại nhiều nơi trên thế giới.
 
Dù vậy, ở Việt Nam cá mái chèo là một loài cá quý hiếm và rất hiếm khi xuất hiện. Nó thường bị nhầm với cá hố rồng, một loài cá có nhiều điểm tương đồng về hình thái, nhưng dài không quá 1m và thuộc một họ cá hoàn toàn khác.
Theo Kiến thức