Vào mùa hè năm 1996, sau khi vừa tốt nghiệp đại học, tôi chuyển tới sống tại Thành phố Hồ Chí Minh vì một lý do đơn giản: Tôi thích món ăn Việt Nam.
Chàng trai người Mỹ Matt Gross.
|
Tại các nhà hàng tại Virginia, Maryland và Washington ở Mỹ, tôi đã bắt đầu yêu thích các nguyên liệu thường được dùng trong các món ăn Việt – thịt nướng, rau thơm và rau xanh và đặc biệt là phở, món ăn truyền thống của Việt Nam.
Khi ngày tốt nghiệp đến, tôi biết tôi muốn sống ở nước ngoài và Việt Nam, quốc gia đã mở cửa với phương Tây, là sự lựa chọn số 1. Sự thật, nó không giống một sự lựa chọn chút nào, mà giống như định mệnh vậy.
2 tuần sau khi tới Việt Nam, tôi vào ăn trưa tại một nhà hàng ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi không biết nên gọi món gì thì một thứ gì đó trên thực đơn khiến tôi chú ý: lươn nướng mía (lươn nước ngọt bọc mía buộc bằng lá hành và nướng trên than củi). Khi vừa cắn tôi đã thích ngay món này. Miếng lươn béo ngậy, cùng nước mắm tỏi thơm phức và mía ngọt lịm. Tôi biết đó là lý do tôi không muốn về Mỹ.
Món lươn ngon tới nỗi tôi muốn quay sang các thực khách kế bên để nói với họ rằng món ăn rất tuyệt. Nhưng không có ai cả, chỉ có một mình tôi trong nhà hàng. Tôi hơi buồn và thấy khó hiểu. Tôi tự hỏi không hiểu mọi người đi đâu nhỉ? Liệu tôi đã hành động gì sai?
Những tháng đầu tiên của tôi ở Việt Nam đầy rẫy những điều khó hiểu như thế. Xung quanh mình, tôi chắc chắn rằng có rất nhiều món ăn ngon đang chờ đợi, nhưng tôi không biếtăn gì, gọi món ra sao, ăn ở đâu, khi nào và tại sao.
Ví dụ như, vào buổi trưa, tôi thường ăn Phở tại quán Phở Hòa nổi tiếng trên phố Pasteur. Nhưng khi tôi kể với các sinh viên tại lớp học tiếng Anh, họ lại có ý kiến khác. Với họ, Phở thường là món ăn sáng chứ không phải món ăn giữa ngày. Khi tôi lập luận rằng nhiều người Việt Nam cũng ở ăn Phở Hòa vào buổi trưa thì các sinh viên đã đổi ý, có thể vì không muốn “cãi” giáo viên, hoặc đơn giản là muốn tôi cảm thấy thoải mái. Họ nói: “Ồ, tùy thầy. Thầy có thể ăn bất kỳ thứ gì thày muốn. Không sao”.
Nhưng đó là vấn đề, và tôi biết căn nguyên của nó. Tại các nhà hàng Việt ở Mỹ, tất cả các món ăn được phục vụ cùng nhau – phở, súp, cơm rang, ném cuốn. Nhưng tại Việt Nam, các quán ăn thường chỉ phục vụ một món như phở, bánh xèo, lẩu dê. Thích nghi với điều này có vẻ hơi khó khăn.
Vì chỉ biết một số ít món ăn và vài từ tiếng Việt, tôi thậm chí không biết phải làm thế nào. Tôi biết mình có thể lại gần, chỉ vào những món mà tôi thích trên các bàn ăn của người khác và thưởng thức thành quả, nhưng sự e ngại và xấu hổ đã khiến tôi không dám làm việc đó. Liệu có điều gì kỳ quặc hơn chuyện không biết ăn thế nào?
Do đó, tôi thường xuyên tới các quán ăn thường không dành cho người Việt tại các quận đông khách du lịch nước ngoài lui tới. Các nhà hàng đều tốt, với các ăn ngon kiểu Ý, Pháp và Nhật Bản. Nhưng tất cả các món ăn này đều nhắc nhở rằng tôi ngày càng thất bại trong việc khám phá văn hóa Việt Nam.
Các quán cơm bụi tại Việt Nam thường phục vụ nhiều món cùng lúc.
|
Sau vài tháng, tôi chuyển từ căn phòng thuê trên tầng 6 xuống một phòng khác ở tầng 5. Căn phòng mới rộng hơn và có điều hòa nhiệt độ, nhưng lý do đơn giản tôi chọn nó là vì căn phòng có một hành lang lý tưởng cho các bữa ăn trưa mang về nhà.
Nhưng mang gì về nhà đây? Bánh hamburger hay sandwich? Hay thịt lợn kiểu Thái?
Một lần đi bộ gần phố Bùi Viện, tôi nhìn thấy một người đàn ông ăn thịt lợn nướng bên ngoài một quán cơm bình dân. Những quán cơm bình dân xuất hiện ở khắp mọi nơi tại Việt Nam. Chỉ với giá chưa tới 1 USD, bạn đã có một đĩa cơm với thịt lợn chấm nước mắm pha đường và rau muống xào tỏi, hoặc một bát canh mướp đắng nấu thịt và nấm hương.
Ấy thế mà trước đây cơm bình dân lại chưa bao giờ cuốn hút tôi. Có thể là vì các quán cơm thường sử dụng bàn gấp, ghế nhựa không sang trọng cho lắm. Có thể vì các đồ ăn trưa chế biến để ngoài trời, hay vì tôi cần đọc thực đơn, hoặc có thể chỉ đơn giản là tôi e ngại.
Tuy nhiên, khi ngửi thấy mùi thơm của món sườn nướng, tất cả đã thay đổi. Được tẩm ướp tỏi, đường, nước mắm và hành, món sườn nướng có mùi thơm rất béo và ngậy và đó là điều mà tôi không thể bỏ qua. Do đó, tôi quyết định gọi món sườn nướng cùng với cơm trắng, rau muống và dưa chuột thái lát. Tôi mang suất ăn trưa đựng trong hộp xốp về phòngở trên tầng 5, nơi tôi thưởng thức suất ăn một cách ngon miệng.
Và ngay sau đó cơm bình dân ở góc phố trở thành nơi tôi thường tới để thưởng thức những món ăn ngon nhưng giá rẻ. Tôi thường ăn món sườn nướng ngon tuyệt, nhưng quán cơm cũng có mực tẩm bột haycá rán. Một quả trứng rán có thể phù hợp với bất kỳ suất ăn nào.
Ăn ở hành lang phòng mình cũng thú vị, nhưng dần dần tôi thường ăn ngay tại quán cơm bụi. Tôi nhận ra cách các thực khách khác thường ăn – dùng đũa và thìa kết hợp nhau. Tôi cũng xem cách họ chuẩn bị nước chấm – rót một chút nước mắm và vài miếng ớt lên đĩa thức ăn, hoặc rót nước chấm ra bát riêng từ một lọ nhỏ được đặt trên mỗi bàn ăn (tôi từng nghĩ đó là trà!).
Mọi người ăn một cách thoải mái. Tôi quan sát họ và học theo. Dần dần, tôi thậm chí còn không nhận ra rằng tôi đang ăn cơm bụi giống một người Việt Nam thực thụ.
Tôi cũng không nhận ra rằng việc thuần thục bữa ăn kiểu như vậy có những ảnh hưởng khác nữa. Giờ đây khi đã ăn no bữa trưa, tôi có thể ăn sáng và tối thế nào cũng được. Tôi không còn cảm thấy tội lỗi khi bắt đầu ngày mới với cà phê đen và bánh sừng bò vì có thể ăn cơm sườn nướng chỉ vài giờ sau đó.
Tôi cũng có thể trải nghiệm các món ăn khác vào buổi tối, nhưthử bánh bột gạo tại một nhà hàng Ấn Độ mới mở hoặc ăn ốc và trai gần sông Sài Gòn. Bất kể là những món ăn này có ngon haykhông thì tôi đều biết rằng vào buổi trưa ngày kế tiếp tôi sẽ ăn cơm bụi.