Tinh Hoa

Chuyên gia VN lý giải Nga-Trung gần gũi chưa từng thấy

Trả lời phỏng vấn với VTC News về mối quan hệ hiện tại và tương lai giữa Nga – Trung Quốc, cựu Trưởng phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Nguyễn Đăng Phát nói:

 

Ông Nguyễn Đăng Phát

Quan hệ giữa Trung Quốc và Nga đã đạt được một mức độ cao chưa từng thấy, hai bên quyết tâm đưa quan hệ lên một giai đoạn mới của quan hệ đối tác tin cậy lẫn nhau, bình đẳng, toàn diện và phối hợp hành động chiến lược, ủng hộ lẫn nhau, cùng phồn vinh, cùng hữu nghị, chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác, coi đó là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại hai bên.

Quan sát truyền thông nhà nước Nga những ngày qua, chúng ta có thể thấy ngôn từ mô tả mối quan hệ Matxcơva – Bắc Kinh có thể nói là chưa từng thấy trong lịch sử.
Nga, Trung hiện nay được nói là “đối tác chiến lược toàn diện, phối hợp hành động chiến lược”. Bên trong các bản tin, chúng ta còn có thể thấy báo chí Nga đặc tả mối quan hệ giữa hai bên rất sâu sắc, chặt chẽ.

– Là nhà báo từng hoạt động nhiều năm ở Nga, ông đánh giá thế nào về quan hệ Trung – Nga dưới thời Tập Cận Bình và Putin?


Chuyến thăm Matxơva của ông Tập Cận Bình hôm 22/3 được coi là khởi đầu mới khá tốt đẹp, và hai nước Trung – Nga sẽ tiếp tục phát triển quan hệ tốt hơn nữa, đó là chiến lược của cả hai bên.

 

Có thể nói quan hệ Trung – Nga sẽ rất thực dụng, có lợi ích cụ thể như bán vũ khí, đầu tư ở vùng Viễn Đông, mua khí đốt.

Trung Quốc mua được khí đốt của Nga dài hạn với giá phải chăng là quá tốt cho kinh tế Trung Quốc.

– Giới ngoại giao Nga nhìn nhận thế nào về Tập Cận Bình?


Chi tiết này tôi cũng không rõ lắm. Tuy nhiên, Tập Cận Bình rõ ràng là con nhà nòi, cũng từ nghiên cứu một thời gian ở Nga, được bồi dưỡng và đã sớm được xác định giữ chức vụ cao nhất Trung Quốc.
Nên khi ông Tập lên nắm quyền thì Matxcơva cũng không quá ngạc nhiên. Tôi cho rằng hai nước sẽ duy trì mối quan hệ hiện tại trong ít nhất 10 năm tới.

 


Chuyến thăm Nga của ông Tập là một trong những bước đi chiến lược của Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ tuyên bố ’xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương’.

Bắc Kinh muốn xích lại gần Matxcơva để tìm kiếm đồng minh làm đối trọng với Washington.– Giả sử chuyện Nga bán Su-35 cho Trung Quốc là thật, vậy tại sao Nga lại chọn thời điểm này? Trong khi năm 2012, Nga đã hủy hợp đồng bán Sukhoi-35 cho Trung Quốc vì Bắc Kinh từ chối điều khoản ‘Cấm sao chép công nghệ?

Về nội dung văn bản cụ thể chúng ta không rõ, tuy nhiên, việc một nước có hàng muốn bán với số lượng nhiều là chuyện bình thường.

 


Có thể Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận với nhau, và cái mà Trung Quốc nói hôm qua chỉ là hiệp định khung thôi.

Chiến đấu cơ Su-35 của Nga

 

Thực ra, việc một cường quốc quân sự như Nga muốn bán vũ khí để thu ngoại tệ là việc rất bình thường. Năm ngoái, doanh thu bán vũ khí của Nga là khoảng 15 tỷ USD.
Trong đó, châu Á Thái Bình Dương là một trong những đối tác lớn của Nga. Và chúng ta cần thấy rằng Trung Quốc là đối tác cực kỳ lớn, phù hợp với mong muốn doanh thu xuất khẩu vũ khí năm sau lớn hơn năm trước của Nga.
Trước đây, Nga từng nhiều lần bán vũ khí cho Trung Quốc, và bán cả giấy phép cho Trung Quốc sản xuất theo công nghệ Nga, nhưng kèm điều kiện không được xuất khẩu.

– Ý ông là Nga đã có model hiện đại hơn rồi hoặc có ràng buộc gì đó với Trung Quốc?

Putin – Tập Cận Bình

Đúng, tôi nghĩ giới phân tích Nga cũng đặt ra vấn đề làm thế nào để tránh bị Trung Quốc sao chép công nghệ, khi chấp nhận bán Su-35 cho Trung Quốc thì họ ắt đã có cách tránh bị Trung Quốc sao chép công nghệ.


Hơn nữa, từ khi có hiệp định khung đến khi việc bàn giao vũ khí thì khoảng cách có lẽ là nhiều năm, không phải chuyện năm nay ký, năm sau có ngay máy bay, tàu ngầm.
Như tôi đã phân tích, Trung Quốc rõ ràng muốn “một mũi tên trúng nhiều đích”. Việc sở hữu phi cơ chiến lược Su-35 và tàu ngầm lớp Lada – được nói là còn hiện đại hơn tàu ngầm lớp Kilo mà chúng ta mua của Nga cho thấy Trung Quốc muốn ‘dọa’ những quốc gia khác.

 

Vũ khí hiện đại là một trong những chỗ dựa tốt trên bàn đàm phán ngoại giao về những tranh chấp lãnh thổ. Hành động này của Trung Quốc rõ ràng nhắm vào những nước có tranh chấp với họ về đường lưỡi bò, và nhắm cả vào Nhật Bản – quốc gia đang kiểm soát quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

– Khi mới nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc năm 2003, ông Hồ Cẩm Đào cũng sang thăm Nga. Có sự khác biệt nào trong hai chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình?

 

 
Khi chấp nhận bán Su-35 cho Trung Quốc thì họ ắt đã có cách tránh bị Trung Quốc sao chép công nghệ.
 
Ông Nguyễn Đăng Phát

Tôi nghĩ là có nhiều điểm khác biệt. Chí ít thì thời ông Hồ Cẩm Đào, mối quan hệ Nga – Trung chưa được nồng ấm như hiện tại.


Chuyến thăm lần này của ông Tập mang nhiều ý nghĩa hơn là một nghi lễ ngoại giao. Đáng chú ý là lần đầu tiên hai lãnh đạo tối cao của hai nước tuyên bố hợp tác chống hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Nhưng theo tôi, quan hệ giữa hai nước vẫn còn rào cản nhất định. Một số trí thức Nga e ngại rằng, khi Trung Quốc được đầu tư vào vùng Viễn Đông, người Trung Quốc dần dần sẽ đông hơn người Nga ở vùng đất hoang vu nhưng giàu tài nguyên này.

Mặt khác, trong thế giới hiện tại, nước nào cũng tìm cách đa phương hóa quan hệ. Có thể về vấn đề phòng thủ tên lửa, Nga – Trung hợp tác. Nhưng trong vấn đề kinh tế, ở góc độ này hay góc độ khác, Matxcơva và Bắc Kinh lại muốn hợp tác với Washington.
  
theo vtc