Tờ Tân Hoa kiều Nhật Bản mới đây đã cho đăng bài bình luận với tiêu đề “Đừng để đường sắt cao tốc Trung Quốc trở thành một công trình Tam Hiệp tiếp theo”.
Gần đây, chính phủ và chuyên gia Trung Quốc liên tục phải xuất hiện để giải thích, trả lời các chất vấn liên quan tới vấn đề đường sắt cao tốc. Chính điều này khiến cho tình hình rơi vào một vòng luẩn quẩn, Tân Hoa kiều Nhật Bản bình luận.
Xét về phương diện này, đường sắt cao tốc Trung Quốc tương đối giống với công trình Tam Hiệp gần đây thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong cũng như ngoài nước.
Đường sắt cao tốc Trung Quốc tương đối giống với công trình Tam Hiệp gần đây thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong cũng như ngoài nước. Ảnh: Treehugger. |
Trên phương diện công khai thông tin và trả lời những chất vấn, đường sắt cao tốc Trung Quốc và công trình Tam Hiệp có rất nhiều điểm tương đồng, trong đó điểm mấu chốt ở chỗ thông tin công khai của Chính phủ không đầy đủ, luôn lạc hậu và biểu hiện bị động.
Năm 2008, khi tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải bắt đầu khai thông, các cơ quan hữu quan và chuyên gia nhấn mạnh “đường sắt cao tốc Trung Quốc có tỉ lệ 100% quyền sở hữu trí tuệ tự chủ”,
“Các nước trên thế giới phải mất 30 năm mới hoàn thành lộ trình của mình, nhưng Trung Quốc chỉ mất 5 năm cho việc này”.
Tuy nhiên, kế hoạch thiết kế thi công ban đầu của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải đạt tốc độ cao nhất là 380 km/h cũng giảm dần từ 300 km/h xuống còn 250 km/h như hiện nay.
Về công trình Tam Hiệp, cũng do những khiếm khuyết trong phương diện công khai thông tin và trưng cầu ý dân, nên công trình này luôn đi kèm với nghi ngờ khi xảy ra động đất, hạn hán, thiên tai.
Như hiện nay, đường sắt cao tốc Trung Quốc cũng đã xuất hiện dấu hiệu tương tự. Sau khi xảy ra sự cố cũng luôn rơi vào tình trạng bị động, nghi ngờ, không bằng nên chủ động, khách quan công khai thông tin, đây chính là tinh thần thực sự cầu thị.
Trà My (Tổng hợp)
Theo bee