Tinh Hoa

250 triệu người Trung Quốc thoái Đảng để lựa chọn tự do

Gần đây, dân chúng ở Trung Quốc đang tranh nhau “chạy thoát thân” để giữ bình an cho sinh mệnh của mình. Tính từ năm 2004 đến nay, đã có 250 triệu người dân thoái xuất khỏi các tổ chức liên đới của ĐCSTQ.

Hơn 250 triệu người dân Trung Quốc đã chọn thoái xuất khỏi ĐCSTQ để tránh bị đào thải cùng nó. (Ảnh: en.tuidang.org)

Vào tháng 11/2004, cuốn sách “Cửu bình” – 9 bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được công bố. Trong vòng 18 tháng, 10 triệu người đã tuyên bố thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Tại Bắc Kinh từ năm 2004, hàng nghìn rồi đến hàng chục nghìn, và tiếp đó hơn một trăm nghìn người dân Trung Quốc bắt đầu lên tiếng phản đối ĐCSTQ mỗi ngày. Trung tâm Tuidang (Thoái Đảng) là dịch vụ ghi lại tuyên bố của người dân khi họ thoái Đảng. Tính đến hiện giờ, Trung tâm đã ghi được 250 triệu tuyên bố thoái Đảng, bằng khoảng 1/7 dân số Trung Quốc.

“Rất nhiều người đã tuyên bố thoái Đảng, đó thực sự là một mốc quan trọng”, phát ngôn viên David Tompkins của Trung tâm Tuidang cho biết, “số liệu cho thấy Phong trào Thoái Đảng đang dâng cao tại Trung Quốc và truyền tới mọi công dân nơi đây”.

Vấn đề quan trọng không phải là sự sụp đổ của ĐCSTQ mà nằm ở tư tưởng tự do trong mỗi cá nhân

– David Tompkins

ĐCSTQ tuyên bố có 85 triệu Đảng viên, chứng tỏ rằng phần lớn thông báo ra khỏi Đảng không chỉ xuất phát từ hàng ngũ này, mà bao gồm các công dân từng lớn lên tại Trung Quốc và gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong hay Đoàn Thanh niên Cộng sản. Dân số Trung Quốc đạt 1,4 tỷ người, vì vậy Phong trào Thoái Đảng “còn phải đi qua chặng đường dài phía trước”, ông Tompkins nhận định.

Cửu bình – Ấn phẩm Chín bài bình về Đảng Cộng sản đã dấy lên làn sóng thoái Đảng Cộng sản trong cộng đồng công dân Trung Quốc.

Số liệu được công bố đã qua quá trình kiểm duyệt nghiêm túc

Trung tâm Thoái Đảng nhận khoảng 120.000 thông báo mỗi ngày. Mỗi thông báo đều được các biên tập viên rà soát lại nhằm loại bỏ tin rác, quảng cáo, số liệu giả và đôi khi là thông tin về quan tham. Có khoảng 10% các thông điệp gửi đến được gửi trả để xác minh và đánh giá thêm. Trung tâm Thoái Đảng phát hành một nhận diện duy nhất cho những người gửi thông báo được chấp nhận, chiếm khoảng 70% mỗi ngày, và đều chính thức lưu giữ chúng.

Ông Tompkins nói: “Vấn đề quan trọng không phải là sự sụp đổ của ĐCSTQ mà nằm ở tư tưởng tự do trong mỗi cá nhân”. Số lượng người đăng ký thoái Đảng chỉ là một khía cạnh của vấn đề, điều quan trọng hơn nằm ở chỗ thoái Đảng đang giải phóng người dân Trung Quốc như thế nào, đó chính là mục đích của phong trào, chứ không phải sự sụp đổ của ĐCSTQ.

Với Phong trào Thoái Đảng, “người dân Trung Quốc giờ đã có cơ hội để hiểu được ý nghĩa thực chất của tự do”, ông Tompkins kết luận.

Thức tỉnh tâm linh

Nhiều người chọn thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ bởi vì đó là cách mà họ tìm thấy hi vọng cho tương lai.

Hoàng Hiểu Mẫn, là người đoạt huy chương bạc 200m bơi ếch trong Thế vận hội Olympic năm 1988, là vận động viên đầu tiên của Trung Quốc dành được huy chương Olympic. Cô đã thoái ĐCSTQ vào tháng 12/2004: “Cửu bình đã giúp tôi nhìn thấu bản chất của ĐCSTQ. Bây giờ tôi cảm thấy xấu hổ khi từng là một thành viên của nó”.

Mặc dù cô Hoàng “vào” Đảng trái với mong muốn của mình và không tham gia bất kỳ một hoạt động liên quan nào hoặc đóng đảng phí trong hơn mười năm qua, nhưng cô viết rằng chính thức thoái xuất khỏi ĐCSTQ là điều quan trọng: “Chỉ bằng cách thoái khỏi tổ chức tà ác này, chúng ta mới có thể hoàn toàn tiêu trừ được những ảnh hưởng độc hại của nó trên thân thể và tâm hồn của mình”.

Một người khác là quan chức cấp cao về hưu của Hội đồng Nhà nước và Bộ Công an đã gia nhập ĐCSTQ năm 1930. Khi công bố thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, ông viết: “Qua nhiều năm, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều cuộc vận động chính trị liên tiếp, điều đó đã đặt một lượng lớn người dân vào bi kịch. Và giờ đây, cuộc đàn áp những học viên Pháp Luân Công vô tội đã khiến tôi tin rằng ĐCSTQ hoàn toàn không còn hi vọng”.

Trung bình mỗi ngày có 100.000 người tuyên bố thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)

Sự gấp rút sau dự ngôn năm 2017 ĐCSTQ sụp đổ

Trước nay, có không ít những dự ngôn về sự suy tàn của ĐCSTQ. Trong đó, không thể không nhắc tới “Tàng Tự Thạch” được phát hiện ở thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu. Trên tảng cự thạch đã để lộ ra 6 chữ Trung Quốc “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” là lời cảnh báo quá rõ ràng cho thế nhân.

Đặc biệt, gần đây có dự ngôn thần bí chỉ rằng đến năm 2017 ĐCSTQ sẽ diệt vong. Vào tháng 9 và tháng 11 năm 2015, ông Cao Trí Thịnh – luật sự nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc bị ĐCSTQ bức hại tàn nhẫn trong thời gian dài, đã hai lần dự đoán rằng ĐCSTQ sẽ sụp đổ vào năm 2017. Và lời dự đoán này đã được trình bày cặn kẽ trong cuốn sách mới có tên “Năm 2017, Trung Quốc phục hưng” của ông.

Ngày 25/1/2016, ông Cao Trí Thịnh một lần nữa đăng một bài viết nhấn mạnh năm 2017, ĐCSTQ diệt vong. Bài viết nói rằng, tiên đoán của ông đối với “năm 2017, ĐCSTQ sụp đổ” là khải thị mà Đức Chúa đã cho ông thấy, lúc đầu cũng khiến ông kinh tâm động phách.

Từ những khải thị của dự ngôn, cộng với thực trạng hiện tại của ĐCSTQ, các giới bên ngoài đều đang chăm chú theo dõi. Còn nhiều người dân Trung Quốc nhận ra rằng ĐCSTQ đã trở nên rất thối nát, và họ xấu hổ khi là một phần của nó. Họ tin rằng đảng sẽ bị quả báo vì tội ác của nó. Vậy nên để vạch ranh giới rõ ràng đối với trách nhiệm của ĐCSTQ và tránh bị đào thải với nó, nhiều người Trung Quốc đang chọn tách mình khỏi nó.

Nhiều người cho rằng, thời gian có vẻ đang trở nên cấp bách, hy vọng người dân Trung Quốc sẽ mau thức tỉnh, thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ để giữ bình an cho sinh mệnh của bản thân mình.

Theo Epoch Times / minghui