25 năm trước, hơn 200 000 người đã tập trung ở quảng trường Thiên An Môn để ủng hộ cho cải cách dân chủ và tưởng niệm cho cựu lãnh đạo đảng, ông Hồ Diệu Bang, đột ngột qua đời do cơn đau tim sau khi bị phe cánh của Đặng Tiểu Bình công kích. Sau sự kiện này, Giang Trạch Dân đã được thăng chức nhờ nỗ lực đàn áp đẫm máu người biểu tình.
- Những diễn biến chính của Cuộc Thảm sát Thiên An Môn 1989
- Ẩn tình đằng sau vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn 1989
Dưới đây là những bức ảnh trong cuộc biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989
Bức ảnh nổi tiếng về một thanh niên mặc áo trắng đứng chặn đoàn xe tăng đang tiến vào Thiên An Môn trên đại lộ Hòa Bình Vĩnh Cửu vào ngày 5/6/1989. Ngay sau đó, vị thanh niên này đã bị ba người đến bắt đi để đoàn tăng tiếp tục tiến vào. (Ảnh AP/Jeff Widener)
Một sinh viên giơ cao biểu ngữ “Liberty” (Tự do) trong đám đông khoảng 200, 000 người ở Quảng Trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 22/4/1989. Họ đã cố gắng tham gia buổi lễ để tưởng nhớ cái chết đột ngột vì cơn đau tim của cựu lãnh đạo đảng, ông Hồ Diệu Bang, sau khi bị phe cánh Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân công kích. (Ảnh Catherine Henriette/AFP/Getty Images)
Hàng ngàn sinh viên từ các trường Đại học và Cao Đẳng trong vùng diễu hành trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 4/5/1989 để yêu cầu chính phủ cải các dân chủ.(Ảnh: AP Photo/Mikami)
Một lượng lớn sinh viên đến từ trường đại học ở Bắc Kinh ở quảng trường Thiên An Môn đã tuyệt thực vô thời hạn, là một phần của cuộc biểu tình quy mô lớn ủng hộ dân chủ và chống lại chính quyền Trung Quốc vào ngày 18 tháng 5 năm 1989. (Ảnh: Catherine Henriette/AFP/Getty Images)
Ấn tượng đầu tiên khi một sinh viên Đại học Bắc Kinh là trường hợp phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện trong quảng trường Thiên An Môn do tuyệt thực (Ảnh AP Photo / Sadayuki Mikami)
Một chiếc xe tải dường như bị chôn vùi bởi hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Thiên An Môn trong nỗ lực yêu cầu dân chủ vào ngày 17/5/1989 (Ảnh: AP Photo / Sadayuki Mikami)
Các sinh viên được chở một người lái xe không xác định được danh tính ở Bắc Kinh chở đến quảng trường Thiên An Môn để hỗ trợ cho cuộc biểu tình ngày 19/5/1989 (Ảnh: AP Photo/Sadayuki Mikami)
Người dân nhiệt liệt tán dương bên đường đối với đoàn xe chở người biểu tình tiến đến Thiên An Môn để hỗ trợ cho các sinh viên tuyệt thực vì Dân chủ, vào ngày 18/5/1989 (Ảnh: AP Photo / Sadayuki Mikami)
Cảnh sát ở bắc kinh diễu hành xuyên qua quảng trường Thiên An Môn để hỗ trợ cho các sinh viên đại học vào ngày 19/5/1989, sáu ngày sau khi các sinh viên tuyệt thực đòi cải các chính trị (Ảnh: AP/Sadayuki Mikami)
Người biểu tình ủng hộ dân chủ giơ cao hai ngón tay của họ và ra dấu hiện chiến thắng khi chặn dừng một chiếc xe tải chở đầy binh lính đang tiến tới Quảng trường Thiên An Môn vào ngày khi Thủ tướng Lý Bằng tuyên bố ‘Thiết quân luật’, ngày 20/5/1989. (Ảnh: Catherine Henriette / AFP / Getty Images)
Một người mẹ không xác định danh tính đang giới thiệu con trai của mình với một người lính trên một chiếc xe tải quân đội, cách quảng trường Thiên An Môn 8 km về phía tây, vào ngày 20/5/ tháng năm 1989 (AP Photo / Sadayuki Mikami)
Một chiếc trực thăng quân sự rải tờ rơi trên Quảng trường Thiên An Môn với nội dung mà của chính quyền yêu cầu tất cả các sinh viên biểu tình phải rời khỏi Quảng trường càng sớm càng tốt, vào ngày 22/5/1989 (Ảnh: Reuters / Shunsuke Akatsuka)
Các công nhân đang cố gắng che bức chân dung của Mao Trạch Đông tại quảng trường Thiên An Môn, ở Bắc Kinh sau khi nó bị ném sơn, vào ngày 23/5/1989 (Ảnh: Reuters / Ed Nachtrieb)
Một sinh viên từ Viện nghiên cứu Mỹ thuật đang dùng tay tạo hình tượng “Nữ thần tự do” cao 10 ngay giữa quảng trường Thiên An Môn. Bức tượng được đặt đối diện với chân dung của Mao Trạch Đông để yêu cầu cải cách và tự do dân chủ (Ảnh: Catherine Henriette / AFP / Getty Images)
Sinh viên đôt các bản tờ rơi của chính quyền yêu cầu phải trở về nhà (Ảnh: AP/Jeff Widener)
Một sinh viên bất đồng chính kiến đang kêu gọi các binh sỹ hãy trở về nhà vào ngày 3/6/1989 (Ảnh: Catherine Henriette / AFP / Getty Images) #
Một phụ nữ trẻ đang bị bắt đi bởi quân đội trước Đại Lễ Tân Đường Nhân ở Bắc Kinh vào ngày 3/6/1989 (Ảnh AP/Jeff Windener)
Ảnh lực lượng quân đội nhân dân giải phóng vượt qua các rào cả đển tiến vào quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989. (Ảnh: Catherine Henriette/AFP/Getty Images)
Mộc chiếc tăng thiết giáp bị thiêu trụi ở quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989 (Ảnh: Tommy Cheng/AFP/Getty Images)
Người dân đứng trước những thi thể người và xe đạp ở gần quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989 (Ảnh AP)
Một cô gái trẻ bị quân đội bắn chết được đưa ra khỏi quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989 (Ảnh: Manuel Ceneta/AFP/Getty)
Một người đang nỗ lực đạp xe chở những người bị lực lượng quân đội giải phóng bắn ở quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989 (Ảnh: AP/Liu Heung Shing)
Một chiếc xe tải chở đầy quân đội vũ trang ở Bắc Kinh vào ngày 5/6/1989, một ngày sau vụ thảm sát kinh hoàng ở Thiên An Môn (Ảnh: AP/Jeff Winderner)
Người dân ở phía đông quảng trường Thiên An Môn đang giơ những viên đạn do quân đội bắn vào cửa kính và căn hộ của anh ở trung tâm Bắc Kinh (Ảnh: Manuel Ceneta/AFP)
Một người đưa ra bức ảnh miêu tả các nạn nhân của cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở bị đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn vào ngày 5/6/1989 Ảnh (AP/Jeff Widener)
Bức ảnh ương phản chụp một cặp tình nhân đang đạp xe, bên trên cây cầu là đoàn tăng thiết giáp đang tiến vào quảng trường Thên An Môn vào ngày 5/6/1989 (Ảnh: AP/Liu Heung Shing)
Hang ngàn người biểu tình ở công viên Chiến Thắng ở Hồng Kông thắp nến tưởng niệm những nạn nhân ủng hộ tự do dân chủ trong vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, ngày 4/6/2012 (Ảnh: Reuters/Tyrone Sui)
Các sinh viên ở Hồng Kông thắp nến tưởng niệm sự kiện 4/6. Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người đã bị giết hại bởi xe tăng và quân đội, trong 6 tuần biểu tình ôn hòa ủng hộ dân chủ. (Ảnh: Philippe Lopez/AFP)
Tinh Hoa