“Đó là cuộc khiếu nại vĩnh viễn thay đổi Trung Quốc, nó khiến bộ Tổng chỉ huy của Đảng sợ bạt vía”, Athur Waldron, Giáo sư trường Đại học Pennylvania.
10 năm sau Quảng trường Thiên An Môn – trước thềm thiên niên kỷ mới và 10 ngàn người lặng lẽ tập hợp trước cửa nhà của những người lãnh đạo Trung Quốc. Họ lặng lẽ đến và lặng lẽ đi, nhưng họ đã nói lên được tiếng nói của mình.
3 tháng sau đó, cuộc đàn áp tàn khốc nhất trong lịch sử thế giới đã diễn ra, hàng ngàn người đã bị bắt giữ, tra tấn, và giết chết: Mở màn của một cuộc diệt chủng mà vẫn tiếp tục cho đến tận hôm nay.
Điều gì đã khiến những người khiếu nại lặng lẽ và ôn hòa ấy lại có thể châm ngòi cho cuộc đàn áp tàn bạo diễn ra sau đó? Và tại sao thế giới lại gần như im lặng trước cơn ác mộng đối với đạo đức nhân loại trải qua gần hai thập kỷ qua?
Đây là câu chuyện của họ: Câu chuyện về lòng dũng cảm và đức tin, một câu chuyện của sự tàn bạo xưa cũ nằm dưới vẻ bề ngoài của một Trung Quốc mới, câu chuyện của Pháp Luân Công.
Cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4/1999. (Ảnh: Minghui.org)
Vào ngày 25/4/1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã đến Văn phòng thỉnh nguyện của Hội đồng Nhà nước tại Bắc Kinh để thỉnh nguyện quyền hợp pháp được tự do tu luyện Pháp Luân Công. “Thỉnh nguyện 25/4″ được coi là “cuộc thỉnh nguyện lớn nhất, ôn hòa nhất, lý trí nhất, và thành công nhất tại Trung Quốc”.
Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng nó là một “âm mưu chính trị” nhằm mục đích “bao vây Trung Nam Hải”, tòa nhà của chính phủ. Chế độ đã dùng cuộc thỉnh nguyện hòa bình này như một cái cớ về việc tại sao các học viên Pháp Luân Công nên bị đàn áp.
Chứng kiện cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4
Bà Trương Diệc Khiết, một cựu viên chức của Bộ Thương mại, đã chứng kiến những gì xảy ra vào ngày 25/4. Bà từng là Bí thư thứ hai của Vụ Các vấn đề Kinh tế tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Romania vào giữa những năm 1980, và là Tổng cục phó và sau đó là Tổng cục trưởng của Bộ Thương mại vào những năm 1990.
Vào ngày 25/4/1999, bà Trương từ Đức quay trở về nhà ở Bắc Kinh vào khoảng 2h chiều và bà đến Trung Nam Hải: “Tôi thấy các học viên xếp hàng ở cả hai bên vỉa hè. Có nhiều người đến nỗi tôi không thể thấy cuối hàng. Hầu hết họ đang đứng và đọc sách. Một số ngồi xuống đọc các sách Đại Pháp hay luyện công. Công an trông có vẻ thoải mái. Họ đang nói chuyện với người khác hoặc là với các học viên. Rất trật tự và yên lặng, và không có bạo động”.
Công an nhàn nhã đứng nói chuyện. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên kể với bà rằng Hà Tộ Hưu, anh em vợ với La Cán, đã xuất bản một bài báo tại Trường Đại học Thiên Tân của tạp chí Giáo dục Thanh niên. Bài viết đã lăng mạ Pháp Luân Công. Một số học viên ở Thiên Tân cảm thấy rằng cần phải giải thích sự thật cho ban biên tập và yêu cầu gỡ bỏ bài viết.
Vào ngày 23 và 24/4/1999, Sở Công an Thiên Tân đã ra lệnh cho công an chống bạo động đánh đập các học viên Pháp Luân Công đến thỉnh nguyện, khiến các học viên bị thương. Công an đã bắt giữ 45 người. Khi các học viên Pháp Luân Công yêu cầu thả các học viên, họ được cho biết rằng các học viên sẽ không được thả mà không có sự đồng ý từ Bắc Kinh. Công an Thiên Tân đã đề nghị các học viên Pháp Luân Công: “Hãy đến Bắc Kinh. Chỉ có đến Bắc Kinh mới có thể giải quyết vấn đề”.
“Thực ra, vào đầu năm 1997, La Cán, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đã ra lệnh cho Bộ trưởng Bộ công an phái các mật vụ đi thu thập chứng cứ rằng Pháp Luân Công là một ‘tà giáo’.
Sau khi mật vụ gặp các học viên, họ thấy rằng Pháp Luân Công là một môn tập luyện tốt. Họ không thể thu thập được bất kỳ thông tin nào chống lại Pháp Luân Công. Một số đã bắt đầu tu luyện và thậm chí họ còn nói với bạn bè và gia đình về sự tốt lành của môn tu luyện. Một khi họ hiểu sự thật về Pháp Luân Công, họ cũng đã trở thành các học viên”.
Vào cuối tháng 5/1998, Hà Tộ Hưu đã lên án Pháp Luân Công trong một cuộc phỏng vấn ở Truyền hình Bắc Kinh; tuyên bố rằng nó có hại, v.v. Sau khi chương trình được phát sóng, hàng trăm học viên đã đi hay viết thư đến đài truyền hình để giảng chân tướng bằng cách kể về trải nghiệm cá nhân của họ khi tu luyện Pháp Luân Công.
Sau khi giám đốc điều hành đài truyền hình hiểu sự thật, đài đã nhanh chóng phát sóng một chương trình tích cực về Pháp Luân Công, cho thấy các học viên tập luyện ôn hòa vào buổi sáng giữa những người khác trong một công viên.
Năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng, và nhanh chóng được miệng truyền miệng ở Trung Quốc. Trong vòng vài năm có hàng chục triệu người tu luyện Pháp Luân Công. Lúc đó ở Bắc Kinh, có nhiều người làm việc cho chính quyền trung ương, các bộ và Ủy ban Hội đồng Nhà nước, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, và các trường đại học, đều đang tu luyện Pháp Luân Công.
Nhiều quan chức trung và cao cấp làm việc tại Bộ Thương mại, Cố vấn Thương mại và Kinh tế Hải ngoại, và Công ty Cổ phần Ngoại thương số 08, cũng đang tu luyện Pháp Luân Công. Người ta biết rằng các học viên có đạo đức tốt, tận tâm trong công việc, và có sức khỏe tốt.
Sự phổ biến của Pháp Luân Công đã khiến pháp môn lan truyền nhanh chóng và điều này đã dấy lên sự đố kỵ và nỗi sợ hãi của Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ sau này. Năm 1996, Giang Trạch Dân và bè đảng của ông ta đã bắt đầu lên kế hoạch đàn áp Pháp Luân Công.
Vào tháng 6/1996, Quang Minh Nhật báo một trong những tờ báo chính thức của ĐCSTQ, đã phát hành một bài viết công kích Pháp Luân Công. Tháng 7/1996, Cục Xuất bản Tin tức Trung Quốc, dưới chỉ đạo của Ban Tuyên giáo của Ủy ban Trung ương, đã ban hành một lệnh nội bộ cho tất cả các thành phố và tỉnh thành, cấm xuất bản và phân phối các sách Pháp Luân Công. Bộ đã lờ đi rằng các sách Pháp Luân Công nằm trong danh sách bán chạy nhất. Cuộc chiến chống những ấn phẩm khiêu dâm và bất hợp pháp đã được dùng như một cái cớ để cấm những cuốn sách.
Vào đầu năm 1997, Bộ công an bắt đầu một cuộc điều tra toàn quốc để thu thập chứng cứ với mục đích tuyên truyền Pháp Luân Công là một “tà giáo”. Tháng 5/1998, chế độ đã tạo nên “Sự cố Truyền hình Bắc Kinh”. Vào đầu năm 1999, Bộ trrưởng Bộ công an đã phái mật vụ đến các điểm luyện công để sách nhiễu các học viên và gây rối loạn; nhưng những việc này đã được các học viên giải quyết ôn hòa. Tháng 4/1999, chế độ đã cài bẫy các học viên để họ dẫn họ đi thỉnh nguyện. Việc này đã tạo nên một môi trường để đàn áp Pháp Luân Công.
Tháng 6/1999, bè đảng của Giang Trạch Dân đã thành lập một “đội ngũ lãnh đạo trung ương” có quyền lực trên luật pháp. Nó được giao trách nhiệm giải quyết các vấn đề về Pháp Luân Công. Vào đầu tháng 7/1999, Giang Trạch Dân đã thi hành một chiến dịch tập trung tại cấp chính quyền trung ương để tiêu diệt Pháp Luân Công. Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân đã công khai phát động đàn áp Pháp Luân Công.
Kể từ cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các đệ tử Đại Pháp tại Trung Nam Hải năm 1999, tinh thần của Cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4 vẫn tiếp tục. Các học viên Đại Pháp đang nói với người dân sự thật về Pháp Luân Đại Pháp, làm việc để chấm dứt cuộc bức hại, và thuyết phục người dân thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Họ đã đem đến cơ hội cho người dân hiểu sự thật và tự lựa chọn một tương lai tươi sáng.
TinhHoa tổng hợp