Tinh Hoa

Từ đồng tiền mừng tuổi đến việc dạy con tiêu tiền

empty
“Đàn ông nói thế nào cũng không nghe nên mình lại phải lo.
Năm ngoài, tôi tìm cách hoãn binh để sáng mùng 1 cả nhà về quê muộn hơn mọi
năm. Thay vì trưa về thì để buổi chiều hẵng về. Giờ đó, con cháu đến chúc Tết
cũng đã vãn, có mừng tuổi thì đã có vợ chồng em chú lo trước rồi. Các chú thím
ở quê, có ít một chút cũng không ai nói gì được” – chị chia sẻ. Theo chị, làm
như vậy sẽ vẹn đôi đường: Vẫn mừng tuổi người thân ruột thịt xứng đáng, vừa
tránh được những khoản “chia tiền” vô lí.

Tuy nhiên, “chiêu” này không thể áp dụng được nhiều lần vì
có thể gây ảnh hưởng đến không khí ngày Tết nếu năm nào anh chị cũng về muộn.
Tệ hơn, nếu anh chị em đoán ra thì còn xấu mặt hơn.

“Năm nay tôi nghĩ ra cách tốn công hơn nhưng sẽ tiết kiệm:
Chuẩn bị sẵn phong bao, nhét các tờ tiền mệnh giá lớn nhỏ khác nhau vào rồi
trộn lên. May rủi, nhặt phải tờ nào thì lấy tờ đó, không mè nheo, trách móc
được mà vẫn vui vẻ!” – chị tâm đắc cho biết.

Ngoài cách này ra, cũng có người chọn việc lì xì bằng hiện
vật, tính ra giá trị thì nhỏ hơn mừng tiền cả loạt rất nhiều.`

“Hai ba năm gần đây, tôi không mừng tiền cho ông bà và các
cháu nữa mà chuyển sang tặng quà lấy may. Năm thì tặng sách, mua quần áo hoặc
mang sẵn trong túi một hộp sô – cô – la ngon để “chia”. Ai muốn biếu thêm tiền
thì mình kèm thêm phong bao, còn không thì thôi, người được lì xì vui vẻ, thú
vị, mà mình thì không bị tốn tiền” – anh Nguyễn Minh Phúc (quê Thanh Hóa) chia
sẻ về ý tưởng của mình.

Dạy con ứng xử với
tiền mừng tuổi

Dễ thấy, lì xì tuy là một phong tục đẹp nhưng ít nhiều bị
đời sống vật chất làm khuất lấp đi giá trị văn hóa vốn có. Trong khi nhiều bậc
cha mẹ nhọc tâm cân nhắc những “chiêu” lì xì tiết kiệm, thì có một bộ phận phụ
huynh thông minh hơn khi tìm cách thay đổi tận gốc vấn đề này bằng việc giáo
dục con em mình ứng xử với tiền mừng tuổi.

Có hai con gái đang học lớp 4 và lớp 6, anh Lê Hoàng Vũ (Đội
Cấn – Hà Nội) tự hào chia sẻ, chưa bao giờ hai cháu làm bố mẹ khó xử vì rơi vào
những tình huống “tréo ngoe” liên quan tới tiền mừng tuổi.

Anh kể: “Ngay từ khi các cháu còn nhỏ, tôi đã giảng giải cho
hai con hiểu về ý nghĩa của tục lì xì Tết. Dù được nhiều hay được ít, các cháu
đều không biết so đo mà việc đầu tiên phải làm là cảm ơn người đã mừng tuổi cho
mình. Đối với số tiền nhận được, cả tôi và mẹ cháu đều không bao giờ đem ra soi
đếm trước mặt các con. Sau mỗi ngày Tết, chúng tôi lại thu thập tiền mừng để
hai con tự thả vào lợn đất tiết kiệm, nói rằng tiền này sẽ dùng mua sách vở,
hoặc chi tiêu vào đầu năm học. Đã thành thói quen nên các cháu ngoan, lễ phép,
ai cho tiền đều thành kính nhận”.

Không bắt các con đi vào nề nếp theo kiểu giảng dạy đạo lý,
vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh Xuân (Kim Đồng – Hà Nội) dùng hành động của mình
để dạy con.

Chị cho biết, cứ vào mùng 5, mùng 6 Tết, cả gia đình lại đi
chơi rồi ghé vào hiệu sách. Tiền mừng tuổi của hai con do mẹ giữ, sẽ dành mua
những quyển sách đầu tiên trong năm cho các con. Con thích cuốn nào thì chọn
mua cuốn đó… Số còn lại mẹ giữ hộ, cần đồ dùng hay ao ước món đồ chơi nào mà bố
mẹ thấy hợp lí sẽ mua cho. Cứ thế thành thói quen trong gia đình: Tết đến, hai
chị em lại ríu rít bàn luận sẽ mua sách gì, dành bao nhiêu tiền để mua.

“Lì xì thường là tiền, mà trẻ con tiếp xúc với tiền sớm
không hề tốt. Trẻ được nhận tiền dễ dàng thì cũng dễ dàng sinh ra thói vòi
vĩnh, mè nheo, thậm chí coi thường tiền bạc. Dạy con trân trọng đồng tiền qua
việc mua sách đầu năm cũng là một cách để con hiểu giá trị đồng tiền, đồng thời
không quá coi trọng tiền bạc” – chồng chị Xuân phân tích.

Nhờ cách suy nghĩ, cách ứng xử khéo léo ấy nên Tết năm nào
hai anh chị cũng vui vẻ, tự hào khi nhìn thấy hai con ham thích sách vở, nâng
niu những đồng tiền được mừng tuổi đúng nghĩa.

Theo Minh Tâm
Vietnamnet

(dantri.com.vn)