– “Từ việc trò lớp 8 suýt bị thôi học vì nói xấu thầy cô đến bài giảng thú vị của thầy, chuyện nữ sinh miệt thị người Vĩnh Phúc hay những điều “cấm kỵ” trên facebook…đã khép lại một năm với những câu chuyện buồn vui của đời sống HSSV trên các trang mạng xã hội.
Sức hấp dẫn tại lớp học online
Facebook của thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (sinh năm 1984, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) luôn có sức hấp dẫn với HSSV từ các bức ảnh cùng vài lời bình, câu nói, trích dẫn mang tính gợi mở… hay đến những clip tư vấn.
|
: Hình ảnh trẻ trung và những bài giảng thực tế của thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ với học sinh, sinh viên. |
Những ngày đầu năm 2013, thầy lại khiến các bạn trẻ sôi sục với đầy hấp dẫn. Đề cập đến chủ đề nóng của các bạn trẻ hiện nay đó là tình yêu tuổi học trò, thông qua clip thầy Hiếu tâm sự: “Bản chất tình yêu tuổi học trò không xấu, xấu hay không là ở cách chúng ta yêu. Thế nên người lớn không nên cấm học sinh yêu mà chỉ cấm những cách yêu sai lầm.
Tất cả những gửi gắm của người thầy nhận được phản hồi tích cực, phần nhiều của các em HSSV.
Nội dung phong phú, chuyển tải một cách dễ hiểu, có hơn 146 ngàn người yêu thích và không ngừng tăng từng giờ, Facebook của ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu không khác nào một “lớp học online” với tiêu chí có ích cho giới trẻ.
Năm qua, cũng không thể không nhắc tới hình ảnh trẻ trung của Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) hay
như cho trò nhuộm tóc, khuyên trò dùng điện thoại, sống đúng cách của
Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Miện 1, huyện Thanh Miện, Hải Dương Bùi
Thành Đông.
|
Đây là bức ảnh do chính các học sinh chụp và dành những lời yêu thương dành cho cô Lê Thị Mỹ Dung (Ảnh lấy từ fanpage trên facebook của HS Trường THPT Phan Đình Phùng). |
Chuyện không chỉ của nữ sinh lớp 8
Câu chuyện , lớp 8/6 Trường THCS Lý Tự Trọng Quảng Nam dùng mạng xã hội Facebook ra lời kêu gọi “Tuyên Ngôn Học Sinh…” kèm lời lẽ thóa mạ, xúc phạm thầy cô giáo…bị buộc thôi học 1 năm khiến những người làm giáo dục và cả xã hội phải nhìn nhận lại.
|
Nữ sinh với lời lẽ miệt thị người Vĩnh Phúc (Ảnh chụp lại từ màn hình). |
Vì “sự việc quá mới” nên Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Sở GD-ĐT Quảng Nam báo cáo tình hình và hướng xử lí.
Chính quyền địa phương mà trực tiếp là phường An Xuân, thành phố Tam Kỳ nơi em sinh sống đã phải đứng ra để em có thể tiếp tục tới trường.
Nhưng hơn hết là việc giáo dục, định hướng cho học trò sử dụng facebook như thế nào.
Sinh viên gây sốt với clip về lịch sử
Clip “ ” của SV Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn sử dụng đồ họa độc đáo ngay lập tức nhận được hàng chục ngàn lượt xem và “Like” trên Youtube.
|
Clip lịch sử gây sốt do sinh viên làm (Ảnh chụp lại từ màn hình). |
Nói như nhà sử học Dương Trung Quốc sự sáng tạo, ứng dụng tốt của nhóm SV đã “đánh thức Bộ GD-ĐT quan tâm hơn đến việc giảng dạy trực quan trong các môn học”.
Bức xúc vì nữ sinh miệt thị người Vĩnh Phúc
Đoạn status với thái độ khiến cộng đồng mạng bức xúc. Sau đó, nữ sinh này đã có lời xin lỗi trên trang cá nhân của mình.
|
Nữ sinh với lời lẽ miệt thị người Vĩnh Phúc (Ảnh chụp lại từ màn hình). |
Trước đó, tháng 6/2012, nam sinh ĐHQG Hà Nội cũng khiến dân mạng bức xúc vì lập Hội ghét dân Thanh Hóa.
Trường học gây sốt với những điều “cấm kỵ”
“Không nói tục chửi bậy, không dùng facebook để nói xấu ai, chỉ like khi đã đọc kĩ nội dung, status phải viết rõ ràng,…” Quy định “ ” vừa được Trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội) đưa ra ngày 15/1.
|
(Ảnh chụp lại từ màn hình). |
Ngay khi được đưa lên diễn ra facebook của trường, quy định đã nhận được những ý kiến trái chiều, đa phần là phản đối. Theo hiệu trưởng Văn Như Cương cho biết quy định “là một phép thử.
- Phong Đăng
(vietnamnet.vn)