Năm 2016 vừa qua, “24 tiết khí của Trung Quốc” đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Điều này cho thấy trí tuệ uyên thâm của người cổ đại trong việc tổng kết quy luật thời tiết để áp dụng vào đời sống từ hàng ngàn năm về trước.
24 tiết khí trong năm. (Ảnh: Wikipedia)
24 tiết khí là hệ thống lịch pháp truyền thống của Trung Quốc, nó là bộ phận cấu thành quan trọng trong các hoạt động thực tiễn của người dân Trung Quốc. Trong giới khí tượng quốc tế, hệ thống lịch pháp này được tôn vinh là “Phát minh thứ 5 của Trung Quốc”.
Nguồn gốc của 24 tiết khí
Muốn hiểu về 24 tiết khí, thì trước tiên cần phải hiểu về lịch pháp truyền thống của Trung Quốc.
Lịch pháp truyền thống Trung Quốc được gọi là “Hoàng lịch”.《Sử ký – Ngũ đế bản kỷ》ghi chép lại rằng các hoàng đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn đều tiến hành chỉnh sửa lịch pháp, trong thời kỳ Đế Thuấn việc phân chia tiết khí trong một năm, đã tương đối chính xác.
Hoàng lịch bao gồm bảng biểu các ngày 24 tiết khí, trong mỗi ngày đều có nội dung về các phương diện Cát, Hung, Nghi, Kỵ, hôn nhân chọn vợ gả chồng, nghi thức lễ mừng, xây dựng di dời, tế tự an táng,…
Lịch pháp Trung Quốc truyền thống sử dụng phương pháp Can Chi để ghi năm. Can chi là tên gọi giản lược của “Thiên Can” và “Địa Chi”. Trong đó “Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý” là 10 Thiên Can, “Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi” là 12 Địa Chi. Năm sẽ lấy tên theo trình tự các tên của của Can Chi, bắt đầu từ Giáp Tý, chu kỳ tuần hoàn là 60 năm.
Bảng chu kỳ Can Chi 60 năm:
Hiện nay chúng ta thường sử lịch dương, dựa trên chu kỳ Trái đất quay quanh Mặt trời, không liên quan đến chu kỳ Mặt trăng tròn khuyết.
Hoàng đế Hiên Viên là người sáng lập văn hóa Đạo gia, vì thế người Trung Quốc từ giai đoạn đầu nền văn minh đã vô cùng coi trọng thuyết âm dương của Đạo gia. Lịch pháp cũng biểu đạt quan niệm âm dương hòa hợp, lịch pháp Trung Quốc truyền thống là bao gồm cả âm lịch và dương lịch, chứ không phải chỉ có âm lịch.
Pháp lịch truyền thống mà người Trung Quốc cổ chế định ra là chiếu theo chu kỳ trăng tròn trăng khuyết và cả chu kỳ Trái đất xoay quanh Mặt trời. Thông qua thiết lập tháng nhuận độ dài năm của pháp lịch đúng bằng khoảng thời gian Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời. Như vậy nó vừa phù hợp với sự thay đổi thời tiết hàng năm, và mỗi tháng của năm cũng tương ứng với chu kỳ trăng khuyết.
Từ thời kỳ Đế Thuấn, việc phân chia 24 khí để miêu tả sự biến hóa của các mùa đã được hoàn thành, tiết khí trong lịch pháp truyền thống quyết định bởi chu kỳ thay đổi vị trí của Trái đất khi xoay Mặt trời, là thuộc về phạm trù dương lịch. Nó xác lập năm trên cơ sở: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí. Chia một năm thành 24 giai đoạn, sau đó chia mỗi giai đoạn thành 3 giai đoạn nhỏ, mỗi giai đoạn nhỏ khoảng 15 ngày, 24 giai đoạn của cả năm được gọi là 24 tiết khí.
Vào thời kỳ Tây Hán trong cuốn sách Hoài Nam Tử, đã chi tiết liệt ra tên và thứ tự của 24 tiết khí: Đông chí, tiểu hàn, đại hàn, lập xuân, vũ thủy, kinh trập, xuân phân, thanh minh, cốc vũ, lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử, đại thử, lập thu, xử thử, bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương hàng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết.
Dịch ra tiếng Việt là: Bắt đầu mùa xuân, mưa ẩm, sâu nở, giữa xuân, trời trong sáng, mưa rào, bắt đầu mùa hè, lũ nhỏ, chòm sao Tua Rua mọc, giữa hè, nóng nhẹ, nóng oi, bắt đầu mùa thu, mưa ngâu, nắng nhạt, giữa thu, mát mẻ, sương mù xuất hiện, bắt đầu mùa đông, tuyết xuất hiện, tuyết dày, giữa đông, rét nhẹ, rét đậm.
24 tiết khí hoàn toàn dựa vào xuân, hạ, thu, đông để phân chia, chỉ ra biến đổi khí hậu một cách chi tiết, mưa nhiều hay ít, sương giá dài hay ngắn,… Đặc điểm khí hậu của 24 tiết khí có ảnh hưởng rất lớn đến việc canh tác nông nghiệp, vì thế đã trải qua mấy ngàn năm, nhưng nông dân vẫn coi trọng và áp dụng quy luật biến đổi khí hậu 24 tiết khí này.
Lịch pháp Trung Quốc thể hiện ra đầy đủ tư tưởng âm dương ngũ hành, ẩn chứa quy luật vận hành tuần hoàn tác động qua lại của tự nhiên. Đồng thời phản ánh sự lý giải của người Trung Quốc cổ đại đối với nguyên lý tương sinh tương khắc, họa phúc chuyển hóa, thay đổi triều đại, tuần hoàn lặp lại của vũ trụ. Sâu xa trong nó cũng phản ánh văn hóa Đạo gia và sự kính trọng trời đất thần linh của xã hội Trung Quốc truyền thống, luôn suy xét giá trị quan thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Lê Hiếu biên dịch