Tinh Hoa

Nhạc cụ Trung Quốc cổ đại – Sáo bằng lá sậy

Sáo bằng lá sậy là một nhạc cụ Trung Quốc cổ đại, có âm thanh hay tương tự như kèn saxophone của phương Tây. Nếu bạn biết lịch sử của sáo bằng lá sậy bạn sẽ ngạc nhiên bởi sự sáng tạo của người Trung Quốc cổ đại.

 

Nguyên mẫu của sáo bằng lá sậy là một phần của lá sậy, có thể dễ dàng tìm thấy ở phía tây bắc Trung Quốc.

Hàng ngàn năm trước đây, người dân vùng này được gọi là “quốc gia trên lưng ngựa”. Họ không có nơi ở cố định, khắp nơi đều cưỡi ngựa và di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trong hoàn cảnh đó, họ không có điều kiện để làm ra các loại nhạc cụphức tạpnhưng họ đã sử dụng bất cứ thứ gì họ có thể để thể hiện cảm xúc và để giải trí – sáo bằng lá sậy là một trong những ví dụ điển hình. Họ chỉ đơn giản là cuộn một phần lá sậy và đặt nó giữa môi, khi luồng hơi của họ thổi qua một chiếc lá sậy kéo căng thì chiếc lá sẽ phát ra âm thanh.

Thanh âm của lá sậy khá diễn cảm và có âm vang sắc sảo, phù hợp với phong cách du mục ở những vùng đất xa xôi và tính cách anh hùng của người dân ở phía tây bắc Trung Quốc.Sáo bằng lá sậy đã được giới thiệu đến Trung Nguyên trong thời nhà Hán và hiện nay nhạc cụ này vẫn đang được sử dụng, thường là để phụ họa cho sáo.

Tác giả: Stephen Lancione

Theo KanZhongGu