Chính phủ Ấn Độ đang phát động chiến dịch “không toilet, không cô dâu”,
khuyên nhủ những người phụ nữ trẻ từ chối những người tới cầu hôn mình nếu như
họ không thể cung cấp một nhà vệ sinh trong nhà.
:
|
75% người dân Ấn Độ có thuê bao điện thoại di động trong khi chỉ có một nửa số hộ gia đình có toilet trong nhà. (Ảnh: Alamy) |
Lời đề nghị trên do Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Ấn Độ, ông Jairam Ramesh,
người gần đây đã khiến các tín đồ Hindu giáo nổi giận vì cho rằng có nhiều đền
thờ hơn là nhà vệ sinh tại quốc gia 1,2 tỉ dân này.
Trong một bài phát biểu với dân làng ở Rajasthan, ông Ramesh cho biết xem biểu đồ chiêm tinh vẫn chưa đủ để quyết định xem một người đàn ông có phù
hợp làm con rể hay không mà các gia đình còn phải kiểm tra buồng riêng của anh
ta.
“Bạn thường tham khảo ý kiến các nhà chiêm tinh về rahu-ketu (sự liên kết
giữa mặt trăng và mặt trời) trước khi kết hôn. Bạn cũng nên xem xét liệu trong
nhà của chú rể có toilet hay không trước khi bạn quyết định không kết hôn trong
một ngôi nhà không có toilet,” ông cho biết.
Những lời khuyến cáo của ông là một phần trong chuỗi bài diễn thuyết nhằm
nâng cao số lượng nhà vệ sinh trong nhà tại một quốc gia, nơi có nhiều điện
thoại di động hơn nhà vệ sinh.
Hơn 900 triệu – 75% dân số – có số thuê bao điện thoại di động tại Ấn Độ,
trong khi chỉ có một nửa số hộ gia đình ở đây có nhà vệ sinh, theo số liệu thống
kê năm ngoái. Chỉ có 11% số toilet đó gắn với hệ thống xử lý nước thải.
Sự thiếu hụt này đồng nghĩa với việc Ấn Độ là “nhà vệ sinh ngoài trời lớn
nhất” thế giới, Bộ trưởng Ramesh phát biểu vào đầu năm nay.
Vấn đề này gây tổn hại tới phụ nữ Ấn Độ, nhiều người trong số họ đã bị buộc
thức dậy trước bình mình để tắm rửa trong màn đêm. Có rất nhiều trường hợp được
báo cáo gần đây về những phụ nữ bị cưỡng hiếp hoặc tấn công trong lúc tìm một
nơi nào đó để đi vệ sinh.
Một phát ngôn viên của bộ trưởng cũng đồng ý rằng nếu tất cả những thiếu nữ
ủng hộ lời kêu gọi của ông thì sẽ có rất ít đám cưới tại Ấn Độ. Tuy nhiên, phát
ngôn viên này cũng cho biết ông Ramesh sẽ tiếp tục đi khắp đất nước để diễn
thuyết.
Brindeshwar Pathak, người sáng lập tổ chức từ thiện Sulabh International cho
biết Ấn Độ vẫn chưa loại bỏ được hệ thống nhà vệ sinh ngoài trời hơn hai thiên
niên kỷ sau khi vấn đề này đã được nhà hiền triết Kautilya đề cập vào năm 300
TCN.
Theo ông, chính phủ cũng cần cung cấp những khoản vay lãi suất thấp để giúp
người dân xây dựng nhà vệ sinh và việc đi tiểu tiện bừa bãi cần bị xử lý.
Sầm Hoa (Theo Telegraph)
(vietnamnet.vn)