Chính nhờ giá bán cao gấp nhiều lần so với chi phí sản xuất của những sản phẩm như bỏng ngô, nước uống đóng chai… mà các công ty thu về lợi nhuận khổng lồ.
Nếu bạn kinh doanh và dĩ nhiên luôn hướng tới mục tiêu lợi nhuận, cách duy nhất để bạn đạt mục tiêu là: phải bán sản phẩm với giá cao hơn so với những gì bạn bỏ ra để làm sản phẩm đó. Nhưng mức độ chênh lệch hợp lý là bao nhiêu? 50% hay 100% hay cả hai? Câu trả lời còn phụ thuộc vào cả sản phẩm lẫn ngành kinh doanh nhưng một điều chắc chắn – nhiều công ty lãi lớn là do giá thành sản phẩm cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất.
Khi bạn nhâm nhi một ly martini tại quầy bar hay nước uống đóng chai mua từ cửa hàng thực phẩm, bạn chắc chắn đang “hưởng thụ” một mức chênh lệch giá thành – chi phí trên trời.
1. Kẹo ngọt/Bỏng ngô tại các rạp chiếu phim
Với hệ số chênh lệch giữa chi phí sản xuất và giá bán lên tới 1.275%, không hề khó hiểu khi tại nhiều rạp chiếu phim luôn có quy định, khán giả xem phim không được mang đồ ăn từ ngoài vào. Họ buộc phải mua bỏng ngô/nước uống/kẹo ngọt tại các gian hàng của rạp chiếu phim với mức giá cao hơn hẳn so với bên ngoài mặc dù chất lượng chẳng khác gì nhau.
2. Thuốc kê đơn
Với sản phẩm đặc biệt này, bệnh nhân chẳng bao giờ có suy nghĩ mặc cả giá khi biết nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mình. Do đó, mức chênh lệch chi phí – giá thành của thuốc kê đơn cũng đạt ngưỡng cao kỷ lục: từ 200 đến 3.000% – con số đủ khiến bất cứ bệnh nhân bình thường nào cũng phải đau đầu. Để tránh mua thuốc với đơn giá quá cao, bạn chỉ còn cách tham khảo nhiều hiệu thuốc để tìm ra mức giá phù hợp nhất cho mình.
3. Kim cương
Những người có ý định mua sắm kim cương có thể phải chuẩn bị tinh thần để trả tiền với mức cao hơn giá bán buôn từ 50 đến 200%. Theo thông tin trên mạng thì mức chênh lệch chi phí – giá thành của kim cương là 50-400%. Với những hàng hóa giá trị như kim cương, chỉ có kinh nghiệm qua nhiều lần mua sắm mới giúp bạn xác định thứ mà mình sở hữu có đáng “đồng tiền bát gạo” hay không.
4. Nước uống đóng chai
Một số người khẳng định mức giá chênh lệch giữa chi phí sản xuất và giá bán lẻ sản phẩm nước uống đóng chai có thể đạt tới 4.000% – đắt hơn cả xăng dầu. Giải pháp tiết kiệm là uống nước đun sôi để nguội. Nếu bạn vẫn còn lo ngại chất lượng hay mùi vị của nước, có thể sử dụng bình lọc nước chuyên dụng.
5. Quầy bán salad
Một số nguyên liệu tại quầy bán salad ở nhà hàng hay tiệm thực phẩm có thể đội giá lên hơn 350%. Ví dụ, củ cải đường có chênh lệch chi phí và giá thành là 302%, ngô non: 227%.
6. Gọng kính
Bạn đã bao giờ bỏ 450 USD để mua gọng kính hiệu Armani? Các nhà sản xuất kiếm lời ở mức chênh lệch 1.000% giữa chi phí sản xuất gọng kính và giá bán lẻ trên thị trường. Để tiết kiệm, bạn có thể dạo qua nhiều gian hàng bán đồ gia dụng trên mạng để tìm kiếm các khuyến mại kèm theo.
7. Soda
Gọi một cốc Coca-Cola khi ăn tối ở nhà hàng, bạn có thể phải trả mức cao hơn giá trị thật của sản phẩm là 300-600%. Dĩ nhiên, bạn có thể chọn cách tiết kiệm hơn là uống nước khoáng thay vì nước ngọt có ga.
8. Tin nhắn trên di động
Phí một tin nhắn di động có thể chẳng đáng là bao nhưng bạn sẽ không ng