Một gia đình Tây phương tập Pháp Luân Công
Phóng viên: Rất nhiều trong số 100 gia đình này, mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu đã được cải thiện đáng kể. Bà có nói điều này là do sự đề cao [tâm tính] về phần của ít nhất một người trong số những người có liên quan đến, và sự đề cao này có thể được mô tả qua sáu phương diện. Bà có thể nói thêm về điều này không?
Bà Điền: Sáu phương diện này là: rộng mở tâm hồn và lòng bao dung, lý trí sau khi hiểu rõ chân lý, nghĩ đến người khác, hướng nội tìm khi có xung đột xảy ra, khoan dung nhẫn nại [không kể được mất], và sẳn sàng nghe lời khuyên để hướng thiện. Những phương diện này thuộc về sự nâng cao tâm lý được lấy từ 100 gia đình. Trong đó, “biết nghĩ đến người khác” được xếp hạng cao nhất, sau đó là “lý trí sau khi hiểu rõ chân lý”, “rộng mở tâm hồn và lòng bao dung” và “hướng nội tìm khi có xung đột xảy ra” cả hai đều xếp hạng ba. “Khoan dung nhẫn nại” và “sẳn sàng nghe lời khuyên để hướng thiện” xếp hạng tư và hạng năm. Từ những phương diện này, chúng ta có thể thấy rằng biết nghĩ đến người khác đã có một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu.
Phóng viên: Bà đã cho ba ví dụ cách đây vài phút. Bà có thể giải thích họ thuộc về phương diện nào không?
Bà Điền: Trong gia đình Phượng Hoa, sự thay đổi phần lớn là đến từ phương diện thứ hai, “lý trí sau khi hiểu rõ chân lý” Khi cô cãi vã với mẹ chồng trước đây, cha mẹ cô thường bảo cô dừng lại. Cô ấy đã nổi giận và nói, “Con gần như bị chết trong gia đình họ và cha mẹ vẫn không hề biết đến. Cha mẹ rất ích kỷ!”. Tuy nhiên, cuốn sách của Sư phụ Lý đã làm cô cảm động và làm cho cô phải suy nghĩ lại những điều này. Sau đó cô mới biết rằng đây là một phần để trở thành một người tốt và đã dừng cãi vã như thế. Quá trình tâm lý này cho chúng ta thấy những cuốn sách của Sư phụ Lý đã thay đổi gia đình của Phượng Hoa. Sau khi hiểu được cách đúng nhất để thực hiện mọi điều, cô đã có thể xử lý mối quan hệ đó một cách lý trí.
Sự hòa thuận trong gia đình Tú Trinh có thể là bởi cô đã “hướng nội tìm khi gặp xung đột”. Ví dụ như, em trai của chồng Tú Trinh đến thăm họ. Mẹ chồng của Tú Trinh cho cậu ta vài thứ đồ ăn. Khi bà thấy Tú Trinh đi ngang qua bà đã hét to, “Xem cái mặt của cô ta kìa! Vì mẹ không cho nó cái gì cả, nó điên lên và nhìn mẹ tức tối!” Là một học viên, Tú Trinh ngay lập tức xem lại chính mình về tâm tật đố và ghét bỏ mẹ chồng mình. Một lần khác mẹ chồng lại tự nhiên nói xấu Tú Trinh. Chồng của cô xoa dịu bà và hỏi là có vấn đề gì không. Mẹ chồng cô đã chỉ thẳng vào mặt cô và nói, “Tôi biết cô muốn tôi chết sớm”. Khi chồng cô cố gắng an ủi, mẹ chồng cô càng làm tới. Khi Tú Trinh hướng nội tìm thì cô thấy rằng, mặc dù cô không muốn mẹ chồng chết sớm, nhưng cô đã hi vọng rằng họ có thể sống riêng. Đó là, mặc dù cô tôn trọng mẹ chồng trên bề mặt, cô đã không đối xử với bà ta bằng sự chân thành thực sự đúng như sự yêu cầu của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Vì thế, để đáp lại sự chỉ trích không ngừng từ mẹ chồng, người vốn đã bị bệnh trầm cảm, Tú Trinh luôn luôn tự hướng nội và trừ dứt những tà niệm của mình. Kết quả là, mối quan hệ của họ đã được cải thiện.
Sự hòa thuận của gia đình Trân Ny đến từ việc “nghĩ đến người khác” của cô. Trước đây, Trân Ny thấy rất khó khăn để chăm sóc cha mẹ chồng của cô. Thật ra, cô tự hỏi tại sao cô phải săn sóc họ vì họ không phải là cha mẹ ruột của mình. Tuy nhiên, Trân Ny đã thay đổi tâm ý của mình sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Cô trở nên bình hòa, tốt bụng, và nghĩ đến người khác nhiều hơn. Chỉ số Hạnh phúc Gia đình cô rất cao vì cô đã nghĩ đến những cảm xúc của mẹ chồng cô.
Phóng viên: Bà nhắc đến chỉ số Hạnh phúc Gia đình (HPGĐ) nhiều lần. Bà có thể giải thích nó là gì không?
Bà Điền: Chỉ số HPGĐ là sự đo lường về sự thỏa mãn của một người về đời sống của chính họ. Vua Dragon thứ tư của Miến Điện, Jigme Singye Wangchuck, là người đầu tiên dùng thuật ngữ này. Ông nghĩ rằng tất cả những chính sách [trị dân] phải liên quan đến hạnh phúc và cần phải quyết định [có chính sách đó là vì] nó sẽ mang lại hạnh phúc [cho dân chúng].
Phóng viên: Bà có nghĩ rằng việc đề cao trong sáu phương diện mà chúng ta đã nói lúc nãy có thể giúp để nâng cao chỉ số HPGĐ không?
Bà Điền: Chắc chắn rồi. Các số liệu thu thập được đã tiết lộ rõ về điều này. Nói chung, chỉ số HPGĐ có thể chia làm ba yếu tố. Yếu tố A là sự thỏa mãn về đời sống, bao gồm điều kiện sinh sống và chất lượng cuộc sống. Đó là sự cảm nhận về những yếu tố bên ngoài như là nhà cửa, chu cấp về y tế, giáo dục, việc làm, tiền thu nhập, và an sinh xã hội. Yếu tố B là tình trạng tinh thần của một người, mà bao gồm mức độ áp lực và sức khoẻ. Yếu tố C là sự hài hòa của xã hội. Điều này muốn nói đến quan hệ giữa người với người cũng như sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội.
Chúng tôi thấy rằng việc nâng cao tầng cấp của sáu phương diện tâm lý này đã cải thiện một cách rõ rệt chỉ số HPGĐ trong ba yếu tố này. Dưới đây là vài ví dụ.
Gia đình số 6 là Lý Lệ từ thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Nhờ sự “khoan dung nhẫn nại” của cô, mối quan hệ giữa cô và mẹ chồng đã được cải thiện. Theo chính lời phát biểu của cô, trước đó cô thường bị những bệnh nan y trước khi tu luyện Pháp Luân Công. Điều này bao gồm suy nhược tinh thần, viêm khí quản, viêm xoang, bệnh về da, tê cứng một bên vai, u xơ tử cung, cơ tim co bóp không đủ máu (thiếu máu, yếu tim). Sự đau đớn và thuốc men đã làm cô bị trầm cảm và rất khó chịu. Vì thế, cô thường oán trách mẹ chồng và ít khi thăm viếng bà. Một ngày, cô tình cờ nhận được một cuốn sách Pháp Luân Công. Cô đã đọc nó và nghĩ rằng nó rất là tốt. Ngay sau khi cô bắt đầu tu luyện thì những sự đau đớn khó chịu của cô biến mất. Với sự đề cao cả tâm và thân của mình, đời sống gia đình của cô cũng được cải thiện. Lý Lệ đã làm tất cả những công việc trong nhà, và mối quan hệ giữa cô và mẹ chồng cô cũng được cải thiện.
Sự cải thiện tình trạng sức khoẻ của Lý Lệ đã thay đổi đời sống của cô, chỉ số HPGĐ về yếu tố A tăng lên. Sự áp lực về tinh thần cũng được thay bằng sự hạnh phúc, chỉ số HPGĐ yếu tố B cũng gia tăng. Kết quả là, tính cách hay chỉ trích người khác của cô và việc tránh né mẹ chồng cô cũng thay đổi. Cô làm tất cả các việc trong nhà, và mối quan hệ của họ đã được cải thiện. Đây là sự gia tăng chỉ số HPGĐ qua yếu tố C.
Gia đình số 42 là cô Phùng Thục Mai từ tỉnh Cát Lâm. Đây là một trường hợp tiêu biểu về “lý trí sau khi hiểu chân lý”. Cô Phùng sống với mẹ chồng, người đã đối xử không tốt với cô từ khi cô lập gia đình, và đã yêu cầu chồng cô ly dị cô. Khi cô lý luận với bà, bà càng nổi giận hơn và bắt đầu đánh đập cô. Kết quả là hai mẹ con chửi mắng lẫn nhau. Sau khi bắt đầu tu luyện vào mùa xuân năm 1999, cô Phùng đã thay đổi. Cô thường đến thăm mẹ chồng và cuối cùng dọn về ở với bà. Khi mẹ chồng cô bị bệnh suy não và thường tiểu tiện ngay trên giường, cô đã giúp bà lau rửa, giặt giũ. Khi bạn của chồng cô đến thăm và thấy căn phòng của họ rất gọn gàng, sạch sẽ, anh ấy rất khâm phục và nói, “Pháp Luân Công rất là tốt.” Thấy cô Phùng lau chùi, dọn dẹp sau khi mẹ chồng tiểu tiện, người chủ nhà cũng rất cảm động đến nỗi bà yêu cầu con dâu của mình cũng nên học Pháp Luân Công.
Tôi nghĩ đây là một trường hợp điển hình của việc “lý trí sau khi hiểu chân lý,” vì gia đình cô Phùng đã được hưởng được rất nhiều từ điều này. Khi cô Phùng chăm sóc mẹ chồng, những người trong gia đình đã có một cuộc sống tốt đẹp (yếu tố A), hạnh phúc (yếu tố B). Sự thiện lương của cô Phùng được mọi người ca ngợi, giúp cho xã hội được an hòa hơn (yếu tố C).
Phóng viên: Bà có ví dụ nào về sự cải thiện, đề cao tâm lý diễn ra ở cả mẹ chồng và con dâu?
Bà Điền: Có, một ví dụ là gia đình số 7, cô Thường Tú Linh tại thành phố Khánh Dương tỉnh Cam Túc. Cô Thường và mẹ chồng thường cãi vã nhau về bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào. Sau khi cả gia đình bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, cả hai người họ đã đề cao tâm tính của mình. Mối quan hệ đầy áp lực của họ đã biến mất, toàn gia đình được sống trong sự hòa thuận.
Phóng viên: Đâu là nguyên nhân căn bản giúp cho chỉ số HPGĐ được tăng lên trong 100 gia đình này?
Bà Điền: Tất cả những đề cao trong sáu phương diện tâm lý này đều có được từ việc tu luyện Pháp Luân Công. Đây là một hiện tượng chung, và nó diễn ra trong mỗi gia đình mà chúng tôi nghiên cứu.
(Còn tiếp…)
(Theo Minh Huệ Net)