Một phóng viên Minh Huệ Net đã phỏng vấn nhà giáo Điền (bí danh), nghiên cứu viên tại Bộ Giáo dục của Trung Quốc. Bà Điền chuyên nghiên cứu vấn đề xã hội học của các gia đình Trung Quốc trong những năm gần đây, và bà cũng là một học viên Pháp Luân Công. Dưới đây là những phần nổi bật của cuộc nói chuyện giữa họ.
Phóng viên: Tôi có nghe rằng bà đã có những tiến triển trong sự nghiên cứu của mình.
Bà Điền: Đúng, tôi đã thu thập 100 trường hợp đã được công bố của những gia đình có nhiều thay đổi, và xem xét mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu ảnh hưởng đến hạnh phúc chung của mỗi gia đình.
Phóng viên: Tại sao bà lại chú tâm đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu?
Bà Điền: Từ thời xưa đến nay, và từ Trung Quốc cho đến những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta đã thấy rất thông thường là mẹ chồng và con dâu hay gặp khó khăn trong việc hòa thuận với nhau. Vì thế, mối quan hệ của họ là một sự đo lường giá trị về hạnh phúc gia đình hơn là mối quan hệ giữa chồng và vợ.
Phóng viên: Bà có nói là bà đã thu thập những tư liệu về 100 gia đình. Những gia đình này là từ đâu?
Bà Điền: Tám mươi ba gia đình là từ Trung Quốc, mười hai từ Đài Loan, và năm từ các quốc gia khác trên thế giới. Những gia đình này có hai đặc điểm chung. Thứ nhất là mối quan hệ giữa mẹ chồng/con dâu rất căng thẳng lúc đầu, tuy nhiên sau đó họ trở nên hoà thuận. Thứ hai là tất cả những gia đình này là những gia đình hiện đại đều tu luyện Pháp Luân Công.
Phóng viên: Bà có thể cho một vài ví dụ được không?
Bà Điền: Được chứ! Trước hết, đây là một ví dụ từ Trung Quốc. Người con dâu tên là Phượng Hoa và dưới đây là câu chuyện của cô ấy.
“Khi tôi sinh đứa con gái đầu tiên vào năm 1986, mẹ chồng của tôi không chăm sóc cho tôi hay đứa con gái mới sinh của tôi như những bà mẹ chồng khác thường làm. Trong những năm sau đó, bà không những không giúp tôi chăm sóc con gái, mà còn yêu cầu chồng tôi và tôi tăng tiền chu cấp cho bà từ 150 lên 200 nhân dân tệ. Nhưng có một sự thật là bà thậm chí không đòi một xu từ những người con khác của bà. Khi tôi tranh cãi với bà, bà trả lời rằng chúng tôi phải đưa tiền cho bà. Tôi không còn chịu nổi nữa và đã cãi vã với chồng tôi bất cứ khi nào anh ấy muốn giúp tiền bạc cho bà.
Có một năm khi chồng tôi đến dự ngày sinh nhật của mẹ, anh trai và em trai của chồng tôi đã không cho anh ấy vào trong nhà, ngược lại còn đánh anh một trận. Quá tức giận, anh ấy đã đập vỡ tất cả cửa sổ. Mẹ chồng tôi đã kiện chúng tôi. Tôi nói với chồng mình, “Có khi chúng ta nên ly dị? Em không muốn gây thêm sự căng thẳng giữa anh và mẹ anh.” Anh ấy khóc, “Anh xin lỗi rằng em lấy anh và đã phải gánh chịu nhiều cay đắng vì những việc này.” Tôi cũng bắt đầu khóc theo. Ngay khi chúng tôi bàn luận nên làm gì sau này, một viên chức trong làng tự nhiên ghé lại, nói với chúng tôi rằng mẹ chồng của tôi đã rút lại đơn kiện chúng tôi.
Vào đầu năm 1996, một viên chức khác trong làng nói với tôi về sự chữa bệnh mầu nhiệm của Pháp Luân Công và cũng cho tôi một quyển sách để đọc. Vì thế tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Dần dần, sự thù ghét của tôi với mẹ chồng tôi cũng tan biến đi. Tôi có hỏi ý kiến của chồng tôi và nói, “Bây giờ em đã tu luyện Pháp Luân Công và biết phải hành xử như thế nào. Vì anh em trai của anh không muốn chăm sóc mẹ anh, tại sao chúng mình không mời bà về nhà sống với mình?” Ngay lập tức anh ấy trả lời không được. Tôi không bị lay chuyển và kiên nhẫn giải thích với anh ấy về những nguyên lý của Đại Pháp trong ba tháng liền. Cuối cùng, anh đồng ý để mẹ anh sống với chúng tôi. Tôi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón bà. Bà nói rất cảm động, “Mẹ không bao giờ dám mơ đến ngày này.” Mẹ chồng tôi đến nay đã sống với chúng tôi hơn mười năm và bà được hưởng sức khoẻ tốt và một đời sống hạnh phúc.
Phóng viên: Đây là một trường hợp rất chân thực và điển hình. [Bà có] ví dụ nào từ Đài Loan không?
Bà Điền: Có, người con dâu người Đài Loan này tên là Liêu Tú Trinh. Những thay đổi đột biến trong gia đình cô ấy cũng rất điển hình.
Mẹ chồng của cô Liêu trước đây không ai chịu nổi, và tính tình bà rất nóng nảy. Bà luôn luôn theo ý mình và không nhẫn nại với bất kỳ ý kiến nào khác. Bà thành người suy nhược, chán nản và sau đó phải dựa vào thuốc thang để kiểm soát các triệu chứng. Ngay cả vậy, bà thường nói là muốn tự tử.
Cô Liêu chưa bao giờ trực tiếp xung đột với mẹ chồng, tuy nhiên vẫn còn nhiều điều không hòa thuận giữa hai người phụ nữ này. Do những áp lực cô cảm thấy trong gia đình, Liêu không thể nào có thai được – thậm chí sau sáu năm lấy nhau. Không thể nào chịu nổi sự sống chung với mẹ chồng được nữa, hai vợ chồng cô dọn ra ở riêng, và cô đã có thai chỉ trong vòng nửa năm sau đó.
Liêu Tú Trinh (bên phải) và em gái của cô
Khi Liêu nhận được một quyển sách Chuyển Pháp Luân từ cô em gái của cô vào năm 2003, cô rất quý nó và đọc xong cả quyển sách chỉ trong vòng hai ngày. Kể từ đó cô không thể bỏ quyển sách xuống được. Cô bắt đầu hiểu được người mẹ chồng bị trầm cảm nặng nề và đã đối xử với bà giống như mẹ ruột của mình. Sau này mẹ chồng cô nắm chặt hai tay cô và nói, “Không có ai đối xử với mẹ thật lòng cả, tuy nhiên con đã chăm sóc cho mẹ một cách hết sức chân thành.” Hai người phụ nữ từ đó trở thành những người bạn tốt, vui thích ở cạnh bên nhau.
Phóng viên: Bà nói có năm gia đình từ các quốc gia khác. Bà có thể cho một ví dụ được không?
Bà Điền: Được chứ. Thật ra mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu là một vấn đề phức tạp chung trên toàn cầu. Gia đình này là từ châu Âu, và người con dâu tên là Ginny.
Trước khi tu luyện, Ginny cảm thấy đau khổ nhất từ 6 giờ tối cho đến 10 giờ sáng hôm sau vì đó là giờ mà mẹ chồng cô đi làm về và ở nhà với cô. Cô không biết nói gì với mẹ chồng mình, ngoại trừ lời chào hỏi thông thường. Cô cảm thấy khó chịu bất cứ khi nào hai người ngồi với nhau và cô luôn luôn tìm cách rời căn phòng. Những năm đó cô luôn luôn cảm thấy rất buồn rầu và mệt mỏi. Cô luôn luôn phải đề phòng. Theo lời kể của cô, không khí trong gia đình không bao giờ hòa thuận, và cô luôn luôn sẵn sàng bắt đầu một cuộc xung đột.
Sau đó Ginny bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công nhờ sự giới thiệu của một người bạn tốt. Cô quyết định trở thành một người tốt. Trái tim lạnh lẽo của cô đã ấm áp lại, và cô trở nên tốt bụng hơn, bình tĩnh hơn và nghĩ đến người khác nhiều hơn. Bây giờ, thậm chí cô còn giặt quần áo cho mẹ chồng, điều mà chưa bao giờ xảy ra trước đây vì không bao giờ cô đụng đến thứ gì của mẹ chồng. Đồng thời, mẹ chồng cô cũng đối xử tốt với cô và đôi khi còn mua đồ nữ trang cho cô nữa. Hai người phụ nữ này bây giờ đối xử với nhau như mẹ con ruột.
Phóng viên: Có nghĩa là ba người con dâu đều bắt đầu thay đổi sau khi họ bước vào con đường tu luyện Pháp Luân Công đúng không?
Bà Điền: Đúng thế. Nguyên nhân trực tiếp của sự hàn gắn mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu là những người phụ nữ trẻ có được sự hiểu biết mới về những cuộc xung đột và cuối cùng thay đổi cách cư xử của họ. Kết quả là, mọi điều đều thay đổi tốt đẹp hơn. Trọng tâm là, những nàng dâu này đã thành công trong việc nâng cao nhận thức của họ qua tu luyện.
( Theo Minh Huệ Net )
Bài liên quan: