Vào những năm đầu thập niên 90, đất nước Trung Quốc đã trải qua một sự phục hưng. Sự phục hưng nền văn hóa truyền thống tự tu dưỡng thông qua việc trau dồi đạo đức. Một nền văn hóa đã bị ĐCSTQ đàn áp và phá hủy trong nhiều năm qua.
Một môn tập luyện với tên gọi là Pháp Luân Công — hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp — đã được giới thiệu âm thầm ra công chúng.
Đây là môn tu luyện thiền định cổ xưa có nguồn gốc từ nền văn hóa truyền thống Trung Hoa — một phương pháp tu luyện nhằm trau dồi toàn diện cả tinh thần, thể chất và tâm hồn.
Tự rèn luyện hay là rèn luyện tâm tính, là một quan niệm phổ biến tại Trung Quốc cổ xưa. Tại Trung Quốc nó được gọi là “tu luyện”. “Tu” có nghĩa là khôi phục hoặc sửa chữa. “Luyện” có nghĩa là cải thiện hay là thăng tiến.
Sự tu luyện Pháp Luân Công có hai khía cạnh. Một là thực hành các bài tập khí công — gồm bốn bài tập đứng và một bài tập ngồi thiền định.
Khía cạnh kia là sự tự rèn luyện. Điều này bao gồm việc cải thiện đạo đức của một người. Các học viên Pháp Luân Công tuân theo ba nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn trong cuộc sống thường ngày.
Tháng 5 năm 1992, người sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí đã truyền giảng công khai lần đầu các bài thực hành tại thành phố Trường Xuân thuộc Đông Bắc Trung Quốc. Ông đã giới thiệu các bài tập như là một hình thức khí công, nhưng các nguyên lý tu luyện tâm tính của nó vượt rất xa tất cả các phương pháp tu luyện khác thời bấy giờ.
Lúc đầu chính quyền Trung Quốc đã ủng hộ Pháp Luân Công. Hiệp hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc đã công nhận Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện. Sư phụ Lý được công nhận là một “Thầy khí công”, được phê duyệt để truyền dạy Pháp Luân Công trên toàn quốc.
Sư phụ Lý đã truyền dạy 54 buổi giảng công khai về Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục. Năm 1995, ông Lý bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công ra thế giới.
Trong những năm 90, ông Lý nhận được nhiều giải thưởng cả trong lẫn ngoài Trung Quốc. Các bài giảng của sư phụ Lý được phiên dịch ra 38 thứ tiếng và được xuất bản rộng rãi trên toàn thế giới.
Từ giữa đến cuối những năm 90, ĐCSTQ bắt đầu xem Pháp Luân Công như một mối đe dọa. Điều này một phần là do số lượng tuyệt đối học viên Pháp Luân Công là 70 triệu người theo nghiên cứu của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên sự hồi sinh các giá trị truyền thống mới thực sự đánh trúng tim đen của chế độ và cuối cùng ĐCSTQ đã tấn công Pháp Luân Công.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân — lãnh đạo của ĐCSTQ lúc đó — đã phát động cuộc đàn áp một cách có hệ thống kéo dài 13 năm cho đến nay lên môn tập này.
Nhưng Pháp Luân Công, đã và đang truyền bá rộng rãi bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, ngày một phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Ngày nay, hàng triệu người từ mọi nẻo đường cuộc sống và từ hơn 100 quốc gia đang thực hành Pháp Luân Công.
Cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn và các học viên trên toàn thể giới đang đứng lên vì đức tin của mình.
Bài liên quan: