Tinh Hoa

Báo chí Nhật cổ vũ hợp tác với ĐNA cảnh giới Trung Quốc

Mấy ngày nay, truyền thông Nhật Bản đã lên cơn sốt về thông tin “hải quân Trung Quốc hướng về Thái Bình Dương”. Cùng với việc lên án về các hoạt động huấn luyện hải quân của Trung Quốc, báo chí Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ Nhật Bản hợp tác với Mỹ và một số nước Đông Nam Á gặp phải vấn đề tương tự cùng duy trì cảnh giới và giám sát đối với Trung Quốc.

Hôm 10/6, Bộ Quốc phòng Nhật Bản lần đầu tiên công khai những hình ảnh về tàu của Trung Quốc đi qua vùng biển quốc tế Okinawa – Miyako do lực lượng tự vệ của hải quân Nhật Bản chụp được. Đây là lần đầu tiên chính phủ Nhật Bản công khai những bức ảnh về hướng đi của hải quân Trung Quốc. Mấy ngày trước đó, truyền thông Nhật Bản đã “phát sốt” về thông tin “hải quân Trung Quốc hướng về Thái Bình Dương”.

Cùng với việc lên án về các hoạt động huấn luyện hải quân của Trung Quốc, báo chí Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ Nhật Bản hợp tác với Mỹ và một số nước Đông Nam Á gặp phải vấn đề tương tự cùng duy trì cảnh giới và giám sát đối với Trung Quốc.

 

Hình ảnh tàu Trung Quốc đi qua đường thủy vùng biển quốc tế Okinawa – Miyako do Nhật Bản cung cấp

Cũng ngày 10/6, Đài truyền hình NHK Nhật Bản đưa tin, đoạn video được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố là đoạn video ghi lại tàu khu trục, một trong 8 tàu của hải quân Trung Quốc đi qua vùng biển quốc tế Okinawa – Miyako hôm mùng 8. Những hình ảnh được ghi lại cho thấy, trưa ngày 8/6, tại vùng biển quốc tế cách đảo Miyako Nhật Bản 100 km về phía đông bắc, tàu khu trục này đang hướng về phía đông nam. Lực lượng tự vệ của hải quân Nhật Bản đang tiến hành nhiệm vụ cảnh giới đã ghi lại những hình ảnh này.

 

Tàu khu trục Trung Quốc tiến về biển Thái Bình Dương 

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, tàu khu trục này là tàu chiến thế hệ mới của hải quân Trung Quốc, khi đó đang hướng về Thái Bình Dương với tốc độ 30 km/h. Ngoài ra, Nhật Bản cũng xác nhận rằng: “Ngày 9, có 3 tàu của Trung Quốc tập trận tại Thái Bình Dương”. Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẽ tiếp tục cảnh giới và giám sát hành động diễn tập của tàu hải quân Trung Quốc tại Thái Bình Dương.

Tờ Yomiuri Shimbun đưa tin, tại buổi họp báo sau hội nghị nội các vào sáng 10/5, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa đã có bài phát biểu về hành động tập trận của hải quân Trung Quốc. Ông nhấn mạnh: “Nhật Bản hết sức quan tâm đến hành động tập trận của hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, đối với những hành động không tiếp tục hành trướng của hải quân Trung Quốc, Nhật Bản cũng sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ”.

Theo báo cáo, ông Toshimi Kitazawa đặc biệt nhấn mạnh: “Trung Quốc nên kiềm chế, với tư cách một nước lớn, hành động tập trận của hải quân Trung Quốc nên có giới hạn”.

 

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa tại buổi họp báo 

Mặc dù Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra lời thanh minh rằng, đây là “hoạt động thường xuyên” “được tổ chức theo kế hoạch hàng năm” của hải quân Trung Quốc, “phù hợp với luật pháp quốc tế và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào cũng như mục tiêu cụ thể nào”; tuy nhiên, có lẽ cách giải thích này chưa thuyết phục được Nhật Bản; nhất cử nhất động của phía Trung Quốc đều được phía Nhật Bản hết sức chú ý, một số còn ra sức tuyên truyền “học thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”.

Ngoài ra, phía Mỹ cũng hết sức chú ý đến động thái của hải quân Trung Quốc. Ngày 10/6, tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, hôm mùng 9, Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Mỹ Leon Panetta vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố tại phiên điều trần của Thượng viện nước này: “Nên duy trì giám sát chặt chẽ đối với hành động của quân đội Trung Quốc”.

 

Leon Panetta: “Nên duy trì giám sát chặt chẽ đối với hành động của quân đội Trung Quốc”. 

Cũng báo chí Nhật Bản đưa tin, mấy ngày trước, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ Daniel Inouye đã có bài phát biểu về Quan hệ Trung – Nhật tại Tokyo, lên án việc Trung Quốc xây dựng hệ thống tàu sân bay, tàu ngầm, hơn nữa cảnh báo rằng “Trung Quốc đang theo dõi hệ thống của Mỹ và Nhật Bản”.

Tờ Sankei Shimbun cho rằng, Nhật Bản có lí do để suy xét một cách cẩn thận những thông tin từ phía Mỹ; ngoài ra, còn quan tâm đến động thái của các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc tại biển Đông; lấy quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật làm trung tâm, hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á cũng gặp phải vấn đề tương tự, kéo Trung Quốc vào Hội nghị đa phương vì an ninh biển. Để làm được điều này, cần đến sức mạnh ngoại giao cứng rắn.

Tờ báo này cũng nhắc lại chuyến thăm Nhật gần đây của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cũng như Hội nghị 2+2 của Ủy ban Hiệp nghị đảm bảo an ninh giữa những người phụ trách ngoại giao, quốc phòng của Nhật Bản và Mỹ sẽ họp vào cuối tháng này, và nhấn mạnh Nhật Bản không nên lãng phí những cơ hội ngoại giao mang tính chiến lược này.

 

Nhật Bản đang khuyến khích người dân Nhật đến đảo Điếu Ngư

Mặt khác, kế hoạch đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài) của Nhật Bản từng bị tạm quên vì động đất, sóng thần nay đã “nóng” trở lại. Ngày 10/6, tờ Kyodo News của Nhật Bản đưa tin, Chủ tịch thành phố Ishigaki tỉnh Okinawa đã đến thăm các cơ quan như Phòng An ninh biển của Nhật Bản, Bộ Nông lâm thủy sản; xin các thành viên Đảng Dân chủ và Trưởng phòng Phòng An ninh biển chỉ thị đến đảo Điếu Ngư, tổ chức lễ kỉ niệm những tàu gặp nạn trong giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Ông này cũng yêu cầu Phòng An ninh biển tăng cường cảnh giác, đảm bảo an ninh ngư dân xung quanh đảo.

Sự kiện tàu gặp nạn được đề cập đến là chỉ hai tàu tránh nạn của Nhật Bản bị quân đội Mỹ không kích khi đi từ đảo Ishigaki Nhật Bản đến Đài Loan vào tháng 7/1945. Năm 1969, thành phố Ishigaki lập bia kỉ niệm tại đảo Điếu Ngư nhưng chưa từng lên đảo tưởng niệm. Giới phân tích chỉ ra, cách làm này của Nhật Bản đang ủng hộ người dân Nhật đến đảo Điếu Ngư.

Sáng Nguyễn (tổng hợp)