Làm sao để biết được con mình có năng khiếu trong lĩnh vực nào cũng như cách giúp trẻ phát huy những khả năng này? Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những phân tích và tư vấn dưới đây để giúp con cưng có thể bay cao và bay xa hơn.
1. Giỏi dùng ngôn ngữ miêu tả những loại âm thanh mà mình nghe được.
2. Bạn thường đọc truyện chậm diễn cảm cho trẻ nghe, nếu bạn thay thế một vài chữ trong câu chuyện, trẻ sẽ sửa cho bạn.
3. Thích kể chuyện ngày xưa cho người khác nghe, kể một cách sinh động như thật.
Phân tích: Nếu con của bạn có biểu hiện như 3 điều trên thì có thể trẻ có tài năng về ngôn ngữ.
Phát triển tiềm lực: Phụ huynh nên chú ý dẫn dắt và rèn luyện khả năng này cho trẻ, có thể là kể cho trẻ nghe những câu chuyện có nhiều từ ngữ và tình tiết hơn, như là miêu tả tình cảnh, tâm lý của những động vật nhỏ…
Cho trẻ tiếp xúc quan sát những tình cảnh đặc thù, sau đó miêu tả lại thật kỹ càng cho trẻ nghe. Khi trẻ kể về mộng tưởng hão huyền của mình cho bạn nghe, bạn nên nghe thật kỹ và hỏi vặn lại trẻ, khuyến khích trẻ miêu tả mộng đẹp của mình một cách trơn tru, hợp tình hợp lý hơn. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ dùng ngôn ngữ để miêu tả những thay đổi cảm xúc của bản thân.
4. Thích hỏi những câu rất lạ, như là tại sao chúng ta không thể bay…
5. Thích phân loại đồ chơi, xếp những thứ chung kích cỡ hoặc màu sắc lại với nhau.
Phân tích: Nếu con bạn có biểu hiện như 2 điều trên, thì nhất định là trẻ có trí thông minh logic, có khả năng thiên bẩm về toán học và vật lý.
Phát triển tiềm lực: Bạn nên khuyến khích và phát triển khả năng thiên bẩm về logic toán học của trẻ.
Ví dụ như khi trẻ nhìn đồng hồ thì bạn hỏi trẻ mấy giờ, hoặc là trộn lẫn các đồ dùng trong nhà lại với nhau rồi nhờ trẻ phân loại sắp xếp lại, hay là khi đi thang bộ bạn hãy bảo trẻ đếm từng bậc thang một, sau đó hỏi trẻ các câu như là “tòa nhà 7 tầng thì có bao nhiêu bậc thang?”, “từ tầng 2 đến tầng 5 có bao nhiêu bậc thang?”, để kiểm tra khả năng tính nhẩm và trí nhớ đối với những con số của trẻ…
6. Thích gẩy đàn và hát theo nhạc.
7. Thích lắng nghe âm thanh của các loại nhạc cụ, có thể căn cứ vào âm thâm phát ra mà đoán được đó là loại nhạc cụ gì.
8. Có thể nhớ lại một cách chuẩn xác những bản nhạc thường được phát ra trên ti vi.
Phân tích: Nếu con của bạn có biểu hiện như 3 điều trên, thì khẳng định là trẻ có tài năng về âm nhạc.
Phát triển tiềm lực: Thời thơ ấu là khoảng thời gian phát triển tốt nhất khả năng âm nhạc của trẻ, vì thế, phụ huynh nên cho trẻ học những kỹ năng cơ bản về âm nhạc, như là giản phổ, những kiến thức về khuông nhạc, phán đoán nhịp của ca khúc hoặc nhạc…
Nên cho trẻ tiếp xúc với các nhạc cụ khác nhau, quan sát xem trẻ thích dùng loại nào và có khả năng đặc biệt với loại nào. Khi trẻ còn nhỏ chỉ nên cho trẻ học những kiến thức căn bản, hết sức tránh những thứ quá khó, bạn không nên yêu cầu trẻ quá cao.
9. Giỏi về phân biệt phương hướng, rất ít khi lạc đường.
10. Khi đón xe, có thể nhớ được trạm dừng và biển báo giao thông một cách rất rõ ràng, và nhắc lại chính xác những thời điểm đã từng đi qua địa điểm này.
11. Thích vẽ tranh, có thể phác họa các loại hình tượng vật thể rất chân thật.
Phân tích: Nếu con của bạn có biểu hiện như 3 điều trên, thì trẻ có khả năng tưởng tượng không gian rất phong phú.
Phát triển tiềm lực: Tận dụng tất cả những cơ hội để dẫn trẻ đi xem các loại bản đồ, như bản đồ các tuyến đường đến nhà ga. Bảo trẻ nhận xét hình vẽ của những đứa trẻ khác xem tỉ lệ độ xa gần, to nhỏ, có cân đối hay không.
Khi trẻ đi cùng bạn đến siêu thị, trung tâm mua sắm, bạn nên khuyến khích trẻ đi các nơi rồi cuối cùng quay về thu quầy thu ngân để tìm bạn, ban đầu có thể chọn siêu thị hình chữ nhật, rồi sau đó chọn siêu thị hình chữ L, chữ U, theo độ khó tăng dần. Trước khi chơi trò này, nhất định phải hướng dẫn trẻ rằng, nếu “tìm kiếm thất bại”, thì phải làm thế nào để xin giúp đỡ, nói bố mẹ tên như thế nào, đặc trưng ra sao.
Bạn cũng có thể cùng trẻ chơi “khám phá mê cung”, yêu cầu trẻ rút ngắn thời gian tìm ra mê cung. Ngoài ra còn có thể thay đổi hành trình đi đến công viên hay một nơi nào đó, kiểm tra xem trẻ có nhận ra không.
12. Giỏi về liên kết hành vi và tình cảm, như là nói “con tức giận nên mới làm như vậy”.
13. Giỏi về phán đoán nên làm cái gì, không nên làm cái gì.
Phân tích: Trẻ có những biểu hiện như 2 điều trên có năng lực tự nhận thức rất tốt.
Phát triển tiềm lực: Nên thường xuyên nói lý lẽ, phân tích biện chứng cho trẻ nghe, để giúp trẻ hình thành quan điểm của chính mình. Sau khi có khả năng phân biệt đúng sai, trẻ sẽ dần dần hình thành được cho mình một cách giải thích rất đặc thù, không mù quáng tin theo người khác, làm theo người khác.
Khi trẻ làm sai điều gì đó, bạn nên dùng tình yêu và lý trí để dạy dỗ, không nên vội phê bình, như vậy sẽ giúp trẻ có suy nghĩ tích cực. Bạn có thể hỏi trẻ “tại sao con lại làm như vậy”, “con sai ở chỗ nào”, “lần sau con sẽ làm sao“, giúp khả năng tự nhận thức của trẻ càng ngày càng tốt lên.
14. Giỏi phân biệt những khác biệt nhỏ bé giữa các vật thể.
15. Thích cầm hoa cỏ, trêu đùa các động vật nhỏ, không cảm thấy hứng thú lắm với các món đồ chơi thông thường.
Phân tích: Nếu trẻ có biểu giống như 2 điều trên, thì trẻ sẽ có khả năng vượt trội về lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Phát triển tiềm lực: Gắng sức bồi dưỡng trí lực của trẻ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, nên thường xuyên dẫn trẻ đi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, quan sát cuộc sống của các sinh vật, cũng như mua các sách về tự nhiên với hình vẽ phong phú và đa dạng cho trẻ đọc, mở các chương trình ti vi về thế giới thiên nhiên cho trẻ xem. Như vậy sẽ giúp cho trẻ sớm có được cái nhìn tổng quát, về thể giới tự nhiên rộng lớn.
16. Thích tự mình làm mọi việc, rất nhiều thứ vừa học qua là liền có thể làm được ngay.
17. Rất thích bắt chước lời thoại và động tác của các nhân vật trong phim, kịch.
Phân tích: Nếu trẻ có biểu hiện như 2 điều trên, thì trẻ có khả năng vận động tương đối cao.
Phát triển tiềm lực: Đối với những đứa trẻ như thế này, nếu bạn có thể cung cấp một không gian và sân khấu thích hợp, thì không những giúp trẻ rèn luyện động tác tứ chi và những kỹ năng vận động tinh xảo, mà còn có thể khai phát trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. Phụ huynh nên cho trẻ học các khóa hoặc tham gia các hoạt động liên quan, như thể dục, vũ đạo…
18. Giỏi về cảm nhận tâm trạng của cha mẹ, biết được lúc nào cha mẹ vui, buồn.
19. Dễ chịu, hào phóng, cử chỉ thanh cao, lễ phép.
20. Khi nhìn thấy người lạ sẽ nói kiểu như “chú hình như là … ai đó”.
Phân tích: Nếu như miêu tả trên 3 điều trên, thì trẻ sẽ giỏi về giao tiếp xã hội.
Phát triển tiềm năng: Bạn có thể nhờ những người khách thú vị nói chuyện với trẻ trong vòng khoảng 15 phút đến nửa tiếng đồng hồ, cũng nên thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với người lạ để phát triển và củng cố khả năng thiên phú về nhận thức con người của trẻ.
Khi trẻ có biểu hiện cảm xúc quan tâm đến bố mẹ, thì phải đáp lại trẻ bằng những biểu hiện cảm ơn, khích lệ, như vậy trẻ sẽ biết thông cảm, biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ.
Tóm lại, mỗi đứa trẻ sinh ra đề mang trong mình những khả năng thiên bẩm; là cha mẹ, bạn có trách nhiệm quan sát và nhìn nhận, từ đó giúp trẻ phát huy hết năng lực của mình. Đừng cố bắt ép trẻ theo đuổi điều chúng không phù hợp cũng như đừng để chúng đánh mất chính mình.
Lê Hiếu, dịch từ letu.life