Kể từ khi chính quyền Hồng Kông đàn áp phong trào phản đối dự luật dẫn độ đến nay, cảnh sát đã thống nhất không trình số hiệu và giấy ủy nhiệm, dấy lên nghi vấn lạm quyền, che giấu danh tính của cảnh sát và quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trà trộn vào.
Trong tháng 12, cảnh sát Hồng Kông đã đưa ra một giải pháp “thỏa hiệp”, cho phép cảnh sát đeo “thẻ nhận dạng” trên đường phố. Nhưng truyền thông Hồng Kông gần đây đã phát hiện ra rằng có 2 người trong một đội cảnh sát đeo “thẻ nhận dạng” hoàn toàn giống nhau.
Ngày 26/12, người dân Hồng Kông đã tổ chức một cuộc biểu tình “Shop cùng với bạn”. Vào buổi chiều, trong trung tâm mua sắm Tai Po Mega Mall, một lượng lớn cảnh sát mặc cảnh phục và thường phục đã xông vào bắt người. Trong lần này, truyền thông Hồng Kông phát hiện ra rằng hai nhân viên cảnh sát trong cùng một đội có mã trên “thẻ nhận dạng” dán trước ngực hoàn toàn giống nhau.
Theo tuyên bố của cảnh sát trước đó, hệ thống mã hóa mới được ra mắt, có chức năng giống như số hiệu của cảnh sát, là “độc nhất vô nhị”, có thể dùng để “nhận biết danh tính của cảnh sát”. Phía cảnh sát cũng nói rằng, mã này được đưa ra để “công dân nhận dạng danh tính của cảnh sát và gia đình của họ”.
Phía cảnh sát còn cho rằng, “thẻ nhận dạng” mới cũng đổi từ màu trắng sang thẻ màu xanh, mỗi thẻ xanh có một mã độc lập, bao gồm cấp bậc cảnh sát, đơn vị, địa điểm và các thông tin khác. Không phải tất cả cảnh sát đều có “thẻ nhận dạng”, hiện chỉ có các cảnh sát thường đến hiện trường biểu tình mới có.
Đối với hiện tượng xuất hiện trùng lặp “thẻ nhận dạng”, vào ngày 27/12 cảnh sát đã tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng, “Có một đơn vị vừa mới được sử dụng thẻ nhận dạng, trong quá trình chấp hành xuất hiện một số vấn đề”, “chúng tôi đã hướng dẫn cho đơn vị đó cách sử dụng thẻ nhận dạng một cách chính xác”.
Một số phương tiện truyền thông Hồng Kông thân cộng cũng giải thích rằng, “thẻ nhận dạng” nên được mã hóa, in và cấp phát một cách thống nhất, nhưng một số khu vực đã tự in, bởi vì “có cách hiểu sai” về cách thức mã hóa, mới xuất hiện thẻ xanh cùng số hiệu.
Ngày 26/12 tại Tai Po Mega Mall, truyền thông Hồng Kông còn quay chụp được cảnh cảnh sát “khóa cổ” một cảnh sát thường phục ăn mặc như người biểu tình, thậm chí là dùng cả dùi cui. Trong lúc đó cũng có một cảnh sát mặc thường phục cũng tham gia “bắt giữ”, nhưng rất nhanh sau đó phát hiện ra bắt nhầm “người của mình” mới buông ra.
Ngày 27, lúc bị phóng viên hỏi có phải cảnh sát không thể xác định được người bịt mặt không, cảnh sát chỉ đáp lại “hiểu lầm trong giao tiếp”, không bắt nhầm người.
Cục diện hỗn loạn kể trên, khiến người dân Hồng Kông chất vấn một lần nữa đối với việc quân đội ĐCSTQ trà trộn vào đội ngũ cảnh sát Hồng Kông.
Từ trước đã có một cảnh sát nghi ngờ đang tại ngũ tiết lộ trên mạng rằng, mỗi khi có hoạt động biểu tình quy mô lớn, anh và một số đồng nghiệp sẽ “bị nghỉ”, cũng được yêu cầu nộp số hiệu cảnh sát và giấy ủy nhiệm, vì thế mọi người nghi ngờ rằng danh tính của mình đã bị quân đội ĐCSTQ sử dụng.
Gia Hưng (Theo NTDTV)