“Bạn hãy tưởng tượng rằng bạn đang ngồi làm việc, chiếc điện thoại rung lên trong túi và bạn nhìn xuống túi nhưng không, chiếc điện thoại đang nằm trên bàn”.
|
Hiện tượng cảm giác ảo điện thoại rung xảy ra khá phổ biến với những người sử dụng điện thoại liên tục và phản ứng nhanh với tin nhắn. |
Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi Wayne Michelle Drouin đã được công bố trên tạp chí “computer in human behavior” về hiện tượng rung ảo này. Đây mới chỉ là nghiên cứu thứ 3 về vấn đề này nên chắc hẳn những điều sau đây sẽ giúp bạn nắm bắt một vài điều về hiện tượng rung ảo này.
1.Có rất nhiều người đã từng gặp hiện tượng rung ảo: 89% những người tham gia trong nghiên cứu đều đã từng cảm nhận thấy điều này. Kết quả này cũng tương tự như 2 nghiên cứu được thực hiện trước đây vào năm 2007 và 2010.
2. Chúng xảy ra khá thường xuyên. Khảo sát giữa các chuyên gia y tế thấy rằng 10% số người cảm nhận được rung động ảo hàng ngày và 88% trong số đó cảm nhận được theo tuần hoặc theo tháng.
3. Nếu bạn càng sử dụng điện thoại nhiều, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận rung động ảo hơn.
4. Không ai cảm thấy thực sự bị làm phiền bởi rung động ảo. 91% những đứa trẻ cảm thấy rung động không ảnh hưởng tới mình; 93 % nhân viên bệnh viện trong dự án cũng có suy nghĩ tương tự. Dù vậy, tuổi tác cũng tác động tới quan điểm riêng của từng người bởi vì :
5. Trong số những người tham gia, những người trưởng thành đang làm việc thường cố gắng kết thúc rung động sớm. Trái lại, 80% sinh viên thì ngược lại, họ không hề có phản ứng tương tự. Đối với những nhân viên y tế thì 2/3 trong số họ muốn dừng nó lại.
6. Nếu bạn là người có phản ứng mạnh mẽ với những tin nhắn thì chắc chắn bạn sẽ dễ dàng được trải nghiệm rung động ảo. Nghiên cứu của Droulin chỉ ra rằng cảm giác do rung động ảo tạo ra đem đến phản ứng mạnh mẽ hơn bình thường.
7. Phản ứng mạnh mẽ cũng có nghĩa là đặc điểm tính cách của mỗi người cũng tác động làm tăng giảm mức độ của rung động. Phản ứng gây ra do tin nhắn xã hội tác động sẽ khác với phản ứng gây ra do các tin nhắn quảng bá. Những người phản ứng với các tin nhắn văn bản thì được chia ra làm 2 nhóm : người hướng ngoại và người nhạy cảm.
8. Trong nghiên cứu của Droulin cũng chỉ ra rằng đối với những người có sự tập trung cao thì tác động của rung động ảo tới họ sẽ ít hơn so với người khác.
9. Trong 3 dự án được tiến hành, các nhà nghiên cứu đã khảo sát 320 người nghiên cứu năm 2007, 169 bác sĩ 2010 và 290 người thuộc nhiều lĩnh vực mới đây. Tất cả các kết quả đều phụ thuộc vào trí nhớ của mỗi người khi tham gia do vậy kết quả phần nào không được khách quan. Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể tiến hành công nghệ quét não nhằm có những kết quả phân tích chính xác nhất .
10. Các nhà khoa học không biết chắc rằng liệu điều này có phải là một căn bệnh hay không. Nghiên cứu vào năm 2010 thì cho rằng nó là “ hội chứng văn bản ma” . Còn nghiên cứu mới đây thì tuy rằng đã phân biệt được các rung động có cảm giác và nhận thức với rung động liên quan đến bệnh lý nhưng vẫn còn khá mập mờ và chưa rõ ràng. Có lẽ để hiểu rõ vẫn đề này thì chỉ còn cách là chờ đợi các nghiên cứu trong tương lai.
(Theo Mask/theatlantic)
(vietnamnet.vn)