Tinh Hoa

18 bức ảnh gây xúc động mạnh trong lịch sử

Đó có thể là những khoảnh khắc chấn động lịch sử, giây phút “người” nhất của con người hay chỉ là câu chuyện giản dị của chính chúng ta… nhưng tựu trung, sự xúc động ẩn chứa trong từng bức ảnh không thể nói hết bằng lời.

Một người đàn ông Pháp rưng rưng nước mắt trong tuyệt vọng sau khi nghe tin Đức Quốc xã chiếm đóng Thủ đô Paris, trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II.


Một tù nhân Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II, được giải phóng bởi quân đội Liên Xô, đang đoàn tụ với con gái của mình. Cô bé đã không nhìn thấy cha mình kể từ khi cô được 1 tuổi.


John F. Kennedy Jr vừa tròn 3 tuổi, giơ tay chào quan tài phủ quốc kỳ của cha mình (cựu tổng thống Mỹ) cùng với đội danh dự. Ảnh chụp năm 1963.

“Cô bé cầm hoa” (Flower Child), bức ảnh được chụp bởi Marc Riboud, ghi lại khoảnh khắc cô gái trẻ Jan Rose Kasmir đang gài một bông hoa trên lưỡi lê của lính gác tại Lầu Năm Góc trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam vào ngày 21/10/1967. Đây được coi là một trong những bức ảnh phản chiến ấn tượng nhất.

Huyền thoại bóng đá Pele và đội trưởng Anh, Bobby Moore đổi áo cho nhau sau khi Brazil đăng quang tại World Cup 1970, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong một kỳ World Cup bị hoen ố bởi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.


Tanisha Blevin, 5 tuổi giữ bàn tay của bà Nita Lagarde, 105 tuổi, nạn nhân cơn bão Katrina năm 2005, khi họ được sơ tán khỏi trung tâm hội nghị ở New Orleans.

Một lính cứu hỏa đang cho chú gấu Koala uống nước trong trận cháy rừng “Ngày thứ bảy đen” đã thiêu đốt và tàn phá khắp tiểu bang Victoria, Australia, trong năm 2009.

Một chú chó tên “Leao” nằm phục hai ngày liên tiếp không ăn uống bên ngôi mộ chủ nhân, người đã thiệt mạng trong thảm họa lở đất gần Rio de Janiero, Brazil, vào ngày 15/1/2011.


Ảnh chụp từ nhật báo: Một chú chó được đoàn tụ với chủ sau sự kiện động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011.

Một bé gái khoảng 4 tháng tuổi trong bộ đồ gấu màu hồng được cứu thoát khỏi đống đổ nát bởi những người lính một cách kỳ diệu, sau 4 ngày mất tích bởi trận sóng thần Nhật Bản.

Robert Peraza dừng lại ở tên con trai mình trên Đài tưởng niệm 11 tháng 9, trong lễ kỷ niệm 10 năm tại Ground Zero.

Phyllis Siegel, 76 tuổi, bên trái, và Connie Kopelov, 84 tuổi, cả hai sống ở New York, ôm nhau sau khi trở thành cặp vợ chồng đồng tính đầu tiên kết hôn tại văn phòng thành phố Manhattan năm 2011.

Cậu bé 8 tuổi, Christian Golczynski nhận lá cờ từ quan tài của cha mình, Trung sĩ hải quân Marc Golczynski trong lễ tưởng niệm. Marc Golczynski đã hy sinh khi đang tuần tra trong thời gian lưu lại lần 2 tại Iraq (mà ông đã tình nguyện tham gia), chỉ một vài tuần trước khi ông được phép trở về nhà.


Terri Gurrola được đoàn tụ với con gái sau khi phục vụ tại Iraq trong thời gian 7 tháng.


Một người mẹ an ủi con trai mình ở Concord, Alabama, gần căn nhà đã hoàn toàn bị phá hủy bởi một cơn lốc xoáy vào tháng 4/2011.

Một tu sĩ đang cầu nguyện cho một người đàn ông lớn tuổi qua đời đột ngột trong khi chờ đợi chuyến tàu ở Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc. Ảnh chụp vào cuối năm 2011.

Một đứa trẻ Rumani trao quả bóng hình trái tim cho cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng ở Bucharest, chụp đầu năm 2012.


Khoảnh khắc xúc động của ông Greg Cook khi tìm thấy chú chó Coco của mình bên trong căn nhà bị phá hủy của ông tại tiểu bang Alabama sau trận lốc xoáy vào tháng 3/2012.

(kenh14.vn)