Tinh Hoa

Chính Phủ Ai Len xin lỗi các học viên Pháp Luân Công

Chính phủ thường ít khi xin lỗi 1 ai. Vậy mà gần đây ở Ice land điều ngọai lệ đó đã xảy ra, khi bộ trưởng bộ ngọai giao Össur Skarphéðinsson đã gửi lời xin lỗi vì cách chính phủ đối xử với học viên Pháp Luân Công khi họ tới đây năm 2002.

Bộ trưởng bộ ngoai giao Össur Skarphéðinsson đang gửi lời xin lỗi tới các học viên Pháp Luân Công trong phiên họp Quốc hội ngày 27/5. Phó thủ tướng Johanna Siguroardottir ngồi phía bên trái . 
 

Mất 9 năm cho 1 lời xin lỗi

Lúc đó chính quyền đã ra lệnh cấm nhập cảnh đối với các học viên tu luyện theo môn tinh thần này để tránh sự viếng thăm sau đó của Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân. 
 

Chính phủ đảo quốc đã nhận được một danh sách đen từ cục tình báo chế độ Cộng Sản Trung Quốc, qua đó tiến hành điều tra, thẩm vấn các học viên Pháp Luân Công trong nước để ngăn chặn các cuộc biểu tình. 
 

“Tôi xin thay mặt Chính Phủ Iceland, với tư cách bộ trưởng bộ ngọai giao, xin hỏi các bạn đã từng đến và bị đối xử thô bạo trước đây, có thể tha thứ cho chúng tôi không”. Ông Skarphéðinsson phát biểu trong phiên họp quốc hội ngày 27 tháng 5 vừa qua. 
 

Ông còn nói ông đã biết điều đó là sai trái ngay từ đầu : “ Tôi xin nói với tư cách cá nhân và thay mặt cả Chính Phủ Iceland gửi lời xin lỗi đến các bạn có liên quan vào thời điểm đó”.
 

Ông cũng đã trả lời chi tiết cho các câu hỏi được chuẩn bị trước khác trong “thời gian tự do chất vấn”, thời gian các nghị sĩ được phép hỏi các Bộ trưởng.
 

“Tôi vui mừng vì cuối cùng ngài Bộ trưởng cũng đã xin lỗi” ,ông Herman Salton-tác giả quyển sách “Các sự kiện nổi bật năm 2002” viết trả lời email phỏng vấn tới báo Đại Kỷ Nguyên, “Tôi chỉ ngạc nhiên vì phải chờ quá lâu”.
 

Ông viết thêm : “Lời xin lỗi này của Chính Phủ Ai Len đã đáp ứng được nguyện vọng của người dân, dân chúng đã phản đối lệnh cấm phân biệt đối xử ảnh hưởng tiêu cực và hoàn toàn phản tác dụng này.”
 

Ragnar Aðalsteinsson, luật sư nhân quyền nổi tiếng trên đảo quốc, người rất quan tậm lệnh cấm ngay từ đầu đã trả lời phỏng vấn qua điện thọai : “Vâng, bạn biết đó, đây là một lời xin lỗi rất muộn”, tuy nhiên sau đó ông tỏ vẻ hài lòng nói thêm “Dù muôn nhưng còn hơn là không có”.
 

Lệnh cấm và danh sách đen được truyền rộng đó như một vết nhơ đối với truyền thống chính trị và các quan chức Ai Len. Đất nước tự hào vì tổ chức công dân tự do dân chủ mạnh mẽ, và thoáng (ví dụ một số thị trưởng thành phố như Reykjavík, Jon Gnarr từng là diễn viên hài mà bất cứ dân chúng ở đâu của Ai Len cũng biết tên họ).

Bài liên quan:

 

Mathew Robertson
(Epoch Times)