|
1. Cửa địa ngục, Derweze, Turkmenistan: Miệng núi lửa Darvaza được gọi là cửa địa ngục do không ngừng cháy kể từ khi các kỹ sư Xô Viết khoan tìm khí đốt năm 1971. Các kỹ sư địa chất khoan thăm dò tại khu vực và phát hiện hang động phía dưới chứa đầy gas tự nhiên. Một hôm, mặt đất tại dàn khoan bị sụt và tạo ra hố có đường kính 70 m. Do lo ngại hố có thể giải phóng khí độc, đội địa chất quyết định châm lửa đốt với hy vọng ngọn lửa sẽ cháy trong vài tuần, nhưng gas quá nhiều khiến hố vẫn bùng cháy cho đến ngày nay qua hơn 4 thập kỷ. |
|
2. “The Troll’s Tongue”, Hordaland, Na Uy: Trolltunga nằm cách mặt hồ Ringedalsvatnet 701 m. Hình dáng tảng đá giống như một chiếc lưỡi khổng lồ, được tạo ra từ kỷ băng hà cách đây khoảng 10.000 năm. |
|
3. “Cầu thang lên thiên đường”, Oahu, Hawaii: Haiku Stairs được xây dựng vào đầu những năm 1940 làm trạm thu phát thông tin liên lạc của Mỹ trong Thế chiến 2. Những bậc thang bám theo triền dốc thung lũng Haiku đến đỉnh Koolaus phủ đầy mây trắng. Khi lên đến đỉnh, du khách có cơ hội ngắm toàn cảnh đảo Oahu nằm bên dưới. Một cơn bão gần đây khiến cầu thang bị phá hủy đáng kể. |
|
4. “Hồ bơi của quỷ,” biên giới giữa Zimbabwe và Zambia ở châu Phi: Khi nước từ thác Victoria đổ xuống giữa biên giới 2 nước và dâng lên ở mức độ nhất định, các du khách ưa thám hiểm được phép đến đây bơi lội, mặc dù nơi đây dễ xảy ra tai nạn chết người nếu trượt ngã từ độ cao 108 m. |
|
5. Vách đá Moher, Ireland: Nằm ở hạt Clare, Ireland ở độ cao 214 m so với Đại Tây Dương, đây là một trong những điểm thu hút du lịch nổi tiếng. Nhiều du khách ưa mạo hiểm còn cá cược mạng sống của mình khi đạp xe ở vách đá hẹp bên miệng vực. |
|
6. Hang băng Mendenhall, Juneau, Alaska: Những hang băng tuyệt đẹp này nằm trong sông băng Mendenhall dài 19 km ở thung lũng Mendenhall và chỉ có thể đến được bằng thuyền. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho biết, sông băng đã bị rút ngắn hơn 3 km tính từ năm 1958 do hiện tượng ấm lên toàn cầu. |
|
7. Tảng đá Kjeragbolten, Rogaland, Na Uy: Nằm ở núi Kjerag, Rogaland, tảng đá độc đáo Kjeragbolten kẹt giữa 2 vách đá là điểm du lịch nổi tiếng ở độ cao 984 m so với mặt đất. Để đặt chân lên tảng đá chênh vênh này, du khách phải xếp hàng nhiều giờ liền do có rất nhiều người đến đây để thử cảm giác mạnh. |
|
8. “Xích đu ở tận cùng thế giới”, Banõs, Ecuador: Chiếc chòi cao ở đây thực ra là một trạm quan trắc địa chân để quan sát núi lửa Mount Tungurahua gần đó. Một chiếc xích đu được treo ngay cạnh, cho du khách cảm giác thót tim khi đu đưa trên miệng khe núi sâu hun hút. |
|
9. Quần đảo Neptune, Australia: Từ năm 2002, quần đảo Neptune là nơi duy nhất ở Australia cho phép lặn xuống biển ngắm cá mập trắng. Du khách đến đây phải tuyệt đối tuân thủ quy định về an toàn, không thò tay chân ra ngoài lồng sắt nếu không muốn làm mồi cho cá mập. |
|
10. Hồ máu Tuz, Aksaray, Thổ Nhĩ Kỳ: Màu đỏ như máu của hồ lớn thứ 2 thế giới là do một loại tảo tạo thành. Đây còn là quê hương của rất nhiều loài hồng hạc tuyệt đẹp. |
|
11. “Con đường chết chóc”, Yungas, Bolivia: Cung đường North Yungas là nơi lấy đi 200-300 mạng người mỗi năm. Theo BCC, chỉ trong 1 năm đã có khoảng 25 chiếc xe bị nghiêng và rơi xuống vực bên dưới. Tính trung bình thì cứ 2 tuần sẽ có 1 xe bị rơi xuống vực. |
|
12. Núi Hoa Sơn, Huayin, Trung Quốc: Đây là một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới, làm bằng vài miếng ván ọp ẹp ghép lại và gắn vào vách đá. Con đường lên núi nổi tiếng được xây dựng vào thế kỷ 3-4 sau Công Nguyên dưới triều nhà Đường. |
|
13. Hang Sơn Đoòng, Quảng Bình, Việt Nam: Được phát hiện lần đầu vào năm 1991, đây là hang động rộng lớn và kỳ vĩ nhất thế giới. Việc chinh phục hang Sơn Đoòng không dành cho đại đa số du khách do yêu cầu nghiêm ngặt về sức khỏe. Sơn Đoòng là tuyến du lịch mạo hiểm cấp độ 6, với mức độ khó rất cao. |
|
14. Hang Ellison, Georgia, Mỹ: Hang dài gần 20 m, cao 324 m theo chiều thẳng đứng. Du khách phải đu dây và chiếu đèn mới xuống được hang tối hun hút này. |
|
15. “Con đường nhỏ của nhà vua”, Ardales, Tây Ban Nha: Con đường mòn El Caminito del Rey bắc dọc theo hẻm núi hẹp lần đầu được các công nhân thủy điện dùng để đi lại. Đến khi Vua Alfonso XIII tới tham dự lễ khai mạc con đập Conde del Guadalhorce năm 1921, nó mới được khoác lên người cái tên quý tộc và thu hút nhiều du khách đến tham quan. Đây là một trong những con đường mòn nguy hiểm nhất thế giới. |
Thúy Nguyễn |