Dù cho SSJ-100 của Sukhoi có sự khởi đầu không tốt, nhưng nếu nhìn vào trường hợp của A320, thì tai nạn này vẫn không thể coi là dấu chấm hết cho ngành công nghiệp hàng không dân dụng Nga.
Chiếc máy bay phản lực siêu âm SSJ-100 của hãng Sukhoi của Nga đã được tìm thấy sau khi bị mất tích trong chuyến bay trình diễn tại Jakarta hôm 9/5. Máy bay đã đâm vào đỉnh núi và 45 hành khách không ai sống sót. Nhưng, một kết cục như vậy đối với chiếc máy bay trình diễn không phải là dấu chấm hết cho toàn bộ dự án hàng không dân dụng của Nga.
Máy bay phản lực siêu âm của Nga SSJ-100. |
Khởi đầu ‘bi thương’
Chiếc máy bay SSJ với số hiệu 95004 đã biến mất khỏi màn hình rađa khi thực hiện chuyến bay trình diễn tại phía nam Jakarta, Indonesia. Mọi liên lạc với chiếc máy bay đều không thể thực hiện được.
Mọi đèn hiệu khẩn cấp của máy bay đều ngừng hoạt động. Một số giả thuyết được đặt ra khi chưa tìm thấy tung tích của máy bay, bao gồm cả việc máy bay có thể đã bị không tặc. Đó là niềm hy vọng duy nhất khi mà nhiên liệu trên máy bay đã tới lúc phải hết.
Mọi hy vọng đã bị dập tắt hoàn toàn khi máy bay trực thăng của đội tìm kiếm cứu nạn phát hiện ra mảnh vỡ của máy bay vào ngày hôm sau, trên vách núi của đỉnh Salak. Khi đó, chiếc máy bay có lẽ đã vỡ tan.
Toàn bộ 45 hành khách trên máy bay đã thiệt mạng, không ai sống sót.
Máy bay dân dụng cỡ lớn và tham vọng khu vực
Hãng máy bay khu vực của Nga RRJ dự kiến phát triển máy bay dân dụng cỡ lớn SSJ-100 (với hai mẫu hình hiện nay là tầm trung và tầm xa, với khoảng 75-95 hành khách) được khởi động từ đầu những năm 2000.
Công ty Máy bay dân dụng Sukhoi đã được lập nên để thực hiện dự án này, họ có rất nhiều đối tác nước ngoài cùng tham gia. Mikhail Pogosyan – lãnh đạo công ty Sukhoi giờ hiện là chủ tịch của Tập đoàn Liên minh Xây dựng Máy bay – chính là người đàn ông đứng sau dự án này.
Dự án này đã bị gián đoạn nhiều lần cho tới khi máy bay được cất cánh lần đầu tiên vào năm 2008 và việc giao hàng cho các khách hàng được tiến hành vào đầu năm 2011. SSJ-100 được lắp ráp tại nhà máy chính của Sukhoi ở Komsomolsk, và là thiết kế đầu tiên của Nga kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Mức độ tối tân trong chiếc máy bay và khả thi về mặt thương mại của dự án vẫn còn đang tranh cãi. Với mức giá thành hấp dẫn, SSJ-100 hoàn toàn có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của máy bay Embraer của Brazil, hay Bombardier của Canada.
Trung Quốc cũng đã cố gắng chế tạo ra máy bay tầm trung, và điều này sẽ là một thách thức không nhỏ cho Sukhoi. Chưa rõ máy bay của Trung Quốc sản xuất chất lượng ra sao, nhưng điều chắc chắn là giá thành sẽ rẻ hơn Sukhoi.
Trên thực tế, các vật liệu xây dựng, các thiết bị thân máy và các thiết bị phụ trợ đều có yếu tố Nga. Các động cơ SaM-146 của Pháp được thiết kế cùng với hãng Saturn. Hầu hết mọi thứ khác trên máy bay đều là hàng ngoại nhập, kể cả thiết bị điện tử cho hàng không như hệ thống điện, các hệ thống điều khiển.
Dù được gắn nhiều mác đối tác phương Tây và Mỹ trong các bộ phận của máy bay, những sự hào nhoáng đó không phủ nhận được thực tế có quá ít công nghệ cao của Nga được sử dụng trong chiếc máy bay này.
Có một hiệu ứng “ước tính sai số” khi bạn nhìn vào cơ sở thông thường ngày lại ngày đang trở nên rất quan trọng và được cho là do số mệnh. Một thất bại có vẻ như sẽ trở thành một thảm kịch không bao giờ được phép lặp lại.Tương lai vẫn mở rộng?
Có một ví dụ gần đây có thể minh chứng cho việc này. Từ “Bulava” đã trở thành từ đồng nghĩa với ‘thất bại”, và tất nhiên các vụ thử tên lửa không thành công thì không có yếu tố gì liên quan tới siêu nhiên cả. Có vô vàn cuộc thử tên lửa còn tệ hơn thế, nhưng những câu chuyện này chẳng bao giờ được xuất hiện trên mặt báo, nên chỉ có một đám đông duy nhất hiểu rõ một hiện tượng thiên nhiên bí ẩn có hình xoắn ốc xuất hiện trong trời đêm tháng 12/2009 mà những người dân ở miền bắc Na Uy chứng kiến.
Mọi chuyện với chiếc máy bay này có lẽ cũng không khác gì. Chiếc SSJ-100 đang chuẩn bị được sản xuất với số lượng lớn. Chiếc máy bay vẫn còn có những bộ phận thiết kế sơ sài, và các trục trặc chưa được giải quyết hết. Tuy nhiên, một vụ rơi máy bay cũng không phải là gì quá ghê gớm (nên nhớ là lúc này vẫn chưa rõ nguyên nhân máy bay rơi là gì, và nhiều khả năng là do lỗi của con người). Nhưng rõ ràng là việc điên cuồng đưa tin về SSJ-100 sẽ là cách nhanh nhất để vùi dập dự án siêu cơ này.
Một câu chuyện khác nữa hẳn mọi người còn nhớ. Đó là vào ngày 26/6/1988, một chiếc máy bay dân dụng loại lớn của châu Âu vừa mới ra khỏi phòng thiết kế, chạm phải các ngọn cây và bị tai nạn ngay trong chuyến bay thử nghiệm. Khi đó, vụ việc đã dấy lên cả một làn sóng “mưa bom bão đạn” công kích của những người hoài nghi. 24 năm sau đó, 2800 chiếc máy bay A320 cùng phiên bản đó hiện diện trên khắp thế giới; đã có thêm 2700 chiếc tương tự đang được đặt hàng – không bao gồm các loại A318, A319 và A321.
Do vậy, một vụ tai nạn ở Indonesia – dù rằng rất bi thương, nhưng trong một chừng mực nào đó vẫn có thể được coi là một sự cố thông thường.
Tuy nhiên, tương lai của SSJ-100 này vẫn phụ thuộc vào các thế lực trong ngành công nghiệp hàng không của Nga, bao gồm cả những người báo cáo lại với Mikhail Pogosyan và những người mà ông phải có trách nhiệm giải trình.
Theo Vietnamnet.vn