Tinh Hoa

Những cuộc chuyển giao quyền lực có yếu tố gia đình trên thế giới

Hình thức chuyển giao quyền lực giữa các thành viên trong gia đình không chỉ tồn tại
ở Triều Tiên mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

 Sự chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ 3 của gia đình Kim theo sau cái chết của ông Kim Jong Il không phải là sự bất thường trong các thể chế chính trị trên thế giới trong cả chế độ dân chủ cũng như độc tài.

Mặc dù cựu tổng thống George W.Bush con trai của một tổng thống và cháu trai của một thượng nghị sĩ không bao giờ được gọi là “người kế tục vĩ đại” hay cựu thủ tướng Benazir Bhutto của Pakistan – người nối gót sự nghiệp của người cha bị ám sát trước đó – không bao giờ được tô vẽ là “sinh ra trên trời” nhưng họ đều giống ông Kim Jong Un ở việc được định sẵn sẽ kế tục sự nghiệp lãnh đạo đất nước của gia đình.

Nếu các nhà lãnh đạo Triều Tiên đang tìm kiếm lời khuyên về việc duy trì sự cầm quyền theo huyết thống, họ có thể hỏi ý kiến của ông Rahul Gandhi, người đang cố gắng trở thành thế hệ thứ 4 trong gia đình của ông nắm quyền điều hành Ấn Độ. 

Hai tấm gương khác mà Triều Tiên có thể học tập là ông Joseph Kabila, người vừa tuyên thệ nhậm chức tổng thống Congo – sau một cuộc bầu cử bị coi là giàn xếp để ông này lên nắm quyền thay cha mình hoặc cựu tổng thống Indonesia Megawati Sukarnoputri, con gái vị tổng thống đầu tiên của Indonesia.

 

Gia đình Bush có tới 2 thành viên từng là tổng thống Mỹ.

 

Trong khi một số nhà độc tài chuyển giao quyền lực cho những người con như một tài sản thừa kế, một quá trình chuyển giao quyền lực tương tự cũng diễn ra trong các nền dân chủ. 

Các thành viên nòng cốt của một đảng chính trị có thể có những liên kết chặt chẽ với một gia đình. Một cái tên quen thuộc có thể cung cấp cho người ứng cử một lợi thế nhất định cũng như những mối quan hệ với thể chế chính trị của gia đình cũng như quỹ tranh cử. 

Đôi khi, những người thừa kế là một con rối, người ta chỉ cần thương hiệu của họ để tập hợp công chúng. Ngoài ra, sau cái chết của vị lãnh tụ, một quốc gia hoàn toàn có thể quay sang những người con của vị lãnh tụ này đưa họ lên vị trí lãnh đạo.

Ông Stephen Hess, học giả ở Viện Brooking, tác giả cuốn “Triều đại chính trị của Mỹ” cho thấy chẳng có gì không bình thường khi chính trị trở thành gia đình trị: “Cũng giống như việc con trai một người thợ làm bánh sẽ có nhiều khả năng trở thành người thợ làm bánh”.

Tấm gương Ấn Độ và Philippines

“Triều đại” thành công nhất trên thế giới hiện nay có thể là dòng họ Nehru-Gandhi ở Ấn Độ khi có tới hơn một nửa thời gian (37 năm) từ sau khi giành được độc lập (trong 64 năm) chức thủ tướng của Ấn Độ thuộc về những người của dòng họ Nehru-Gandhi. Ông Rahul Gandhi có nhiều khả năng sẽ là thế hệ kế cận của dòng họ này trở thành thủ tướng.

Trong tấm thảm đa sắc tộc khổng lồ của Ấn Độ, dòng họ Gandhi có thể coi là một trong những dòng họ nổi tiếng bất kể ngôn ngữ, khu vực và đẳng cấp, sử gia Ramachandra Guha cho hay.

Chỉ 2 năm sau cái chết của vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, ông Jawarhalal Nehru, các nhà chính trị nước này đã đưa bà Indira Gandhi lên vị trí lãnh đạo. Sau khi bà Indira Gandhi thiệt mạng trong vụ ám sát năm 1984, Ấn Độ tiếp tục đưa người con của bà là ông Rajiv lên kế thừa vị trí. Ông Rajiv qua đời năm 1991- cũng trong một vụ ám sát, vợ của ông trở thành một chính trị gia quyền lực nắm quyền điều khiển đảng nhằm truyền lại cho người con trai Rahul.

Tuy nhiên ông Guha tin rằng “triều đại” chính trị Gandhi đang suy yếu đi ở Ấn Độ khi các cử tri tập trung hơn vào sự phát triển cũng như các vấn đề khác. “Ông Rahul Gandhi không có phương tiện thể hiện bất cứ điều gì hấp dẫn mà người cha, bà và ông ngoại có trước đây”, ông Guha cho hay.

Sau Ấn Độ trong vấn đề “triều đại” chính trị là Philippines với tổng thống Bengino Aquino, con trai của cựu tổng thống Corazon Aquino và cũng là người vừa chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu năm 2010 trước bà Gloria Macapagal-Arroyo, con gái của cựu tổng thống Diosdado Macapagal.

Không giống nhiều nước khác – nơi các cử tri trung thành với các đảng chính trị, ở Philippines, người dân trung thành với những gia đình đấu tranh cho chính sách phúc lợi xã hội của họ, nhà phân tích chính trị Ramon Casiple cho hay. 

Hệ thống gia đình trị ở Philippines tồn tại và phát triển trong thế kỷ cầm quyền của Tây Ban Nha và Mỹ ở nước này cũng như khi nước này chuyển sang chế độ dân chủ.

Ở Philippines, khi một nhà lãnh đạo đảng qua đời, con cái của họ gần như sẽ thay thế họ nắm quyền. Nếu đảng nào chọn một người khác, những người con bị bỏ rơi của những nhà lãnh đạo cũ thường lập ra một đảng mới và thu hút cử tri của đảng cũ: “Đảng chính trị ở Philippines thường không tồn tại độc lập mà phụ thuộc gia đình của người thành lập đảng”, ông Casiple cho hay.

Gia đình trị bị tẩy chay ở thế giới Arab

Tuy vẫn còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới nhưng chế độ gia đình trị lại đang bị tẩy chay ở thế giới Arab trong năm 2011.

Nỗ lực của cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak nhằm chuyển giao quyền lực cho người con trai Gamal là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc cách mạng lật đổ 29 năm cầm quyền của ông này. Sau gia đình Mubarak, chính quyền Libya của ông Moammar Gaddafi cũng bị lật đổ.

Tổng thống Syria Bashar Assad, người thừa kế quyền lực từ người cha quá cố – cũng đang phải chiến đấu với những lực lượng nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền Syria. Cuộc chiến đã khiến cho khoảng 5.000 người Syria thiệt mạng theo số liệu của Liên Hợp Quốc.

Tấm gương Pakistan có thể sẽ là tấm gương sáng nhất mà Triều Tiên có thể học theo với người kế thừa có ít kinh nghiệm chính trị và được đ