Ngành công nghiệp trò chơi thực sự nắm giữ những triển vọng to lớn. Trang Business Insider mới đây đã công bố danh sách 11 trò chơi thành công nhất về mặt lợi nhuận, dựa trên dữ liệu từ Video Game Sales Wiki, Encyclpedia Gamia cùng sự điều chỉnh về tỷ lệ lạm phát năm 2015.
Ngành công nghiệp trò chơi thực sự nắm giữ những triển vọng to lớn. Trang Business Insider mới đây đã công bố danh sách 11 trò chơi thành công nhất về mặt lợi nhuận, dựa trên dữ liệu từ Video Game Sales Wiki, Encyclpedia Gamia cùng sự điều chỉnh về tỷ lệ lạm phát năm 2015. Trong danh sách này, độc giả có thể nhận ra rất nhiều trò chơi mang tính chất “biểu tượng”. 1. Space Invaders (Arcade/Atari 2600) – 13,9 tỷ USD Đứng đầu danh sách này là trò chơi Space Invaders – một trong những trò chơi đầu tiên đạt được độ phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Một số người còn cho rằng khi Space Invaders ra mắt tại Nhật, nó đã gây ra một sự khan hiếm tiền đồng (để nhét vào các máy chơi game). 2. Pac-Man (Arcade/Console/Mobile/PC, 1980) – 12,8 tỷ USD
Cho đến thời điểm hiện tại, sức ảnh hưởng của Pac-man vẫn còn hiện diện. Trò chơi mới Pac-Man 256 được phát triển bởi đội ngũ đứng đằng sau trò Crossy Road và sẽ được ra mắt trong thời gian tới trên cả ba kho ứng dụng Android, iOS và Amazon Fire. 3. Street Fighter II (Arcade/SNES/Genesis, 1991) – 10,6 tỷ USD
Trò chơi đối kháng đến từ Capcom này có lẽ cũng không còn xa lạ đối với nhiều người. Hiện nay Street Fighter vẫn đang tiếp tục được phát triển dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu. Trong năm 2015, “Street Fighter V” sẽ được ra mắt. 4. World of Warcraft (PC, 2004) – 8,5 tỷ USD
World of Warcraft là một trò chơi trực tuyến mang tính biểu tượng của ngành công nghiệp này nhờ độ phổ biến. Sự thành công của tựa game này đã biến Blizzard thành một công ty tỷ đô. 5. CrossFire (PC, 2007) – 6,8 tỷ USD
CrossFire là một trò chơi bắn súng đến từ Hàn Quốc. Theo Business Insider, hiện CrossFire có lượng người chơi chạm mốc 50 triệu trên toàn thế giới. 6. Wii Sports (Wii, 2006) – 6 tỷ USD
Wii Sports xuất hiện ngay từ thế hệ máy chơi game Nintendo Wii đầu tiên. Nó làm nổi bật vai trò khác biệt của hệ thống theo dõi chuyển động có trong thế hệ máy chơi game được yêu thích này. 7. Lineage series (PC, 1998) – 5,7 tỷ USD
Là một tựa game nhập vai khác đến từ Hàn Quốc, Lineage series có khoảng 14 triệu lượt chơi cùng doanh thu khổng lồ từ các gói vật phẩm mua trong game. 8. Wii Fit (Wii, 2007) – 5 tỷ USD
Wii Fit được người dùng yêu thích bởi nó tạo cảm hứng cho việc tập thể dục ngay trong phòng khách. 9. Donkey Kong (Arcade/NES/Coleco, 1981) – 4,4 tỷ USD
Có thể bạn chưa biết rằng Donkey Kong là trò chơi đầu tiên có sự xuất hiện của nhân vật Mario (trong trò chơi này có tên là Jumpman). 10. Dungeon Fighter Online (PC, 2005) – 4 tỷ USD
Tương tự, Dungeon Fighter Online cũng chỉ phổ biến tại quê nhà Hàn Quốc. Tuy nhiên chỉ chừng đó cũng đủ để nó góp mặt trong danh sách những trò chơi có lợi nhuận “khủng” nhất. 11. Westward Journey Series (PC, 2011) – 3,9 tỷ USD
Không đạt được độ phổ biến trên toàn thế giới nhưng tựa game nhập vai trực tuyến Westward Journey Series rất nổi tiếng tại Trung Quốc. Đơn vị phát triển Westward Journey Series cho biết xuyên suốt 3 trò chơi trong series, tựa game này đã thu hút được 310 triệu người chơi. > Nhà sáng lập Atari: Cuộc sống như những ván game > Hội thảo quốc tế Mobile Game Asia 2015 > Vì sao tỷ phú công nghệ Jack Ma không đầu tư game online? > Thế hệ game không phần cứng T. SƠN (theo BI)/Trí Thức Trẻ
|
Theo Doanh nhân Sài Gòn